WELCOME
      TO
    PHATDIEMHOUSE
NICE TO MEET YOU.
                              
Our group have 6 people. We live, work and study at Phat Diem Bishop's house
Welcome everybody - who was, is and will visit our blog.
Thank you so much.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Suy tư về Đức Chúa Thánh Thần

1. Ngọn lửa Đức Chúa Thánh Thần

„Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống nói cho chúng ta, Đức Chúa Thánh Thần là ngọn lửa, Chúa Kitô là một Prometheus đích thực đã mang lửa từ trời xuống. Vâng, con người cần phải có lửa, để không trở thành một thực vật nhàm chán. Thiên Chúa đã tạo thành con người như thế, nhưng lửa như sức mạnh cứu chữa không do Titan mang đến, mà do Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Đấng là lửa tình yêu, để nhờ những bức tường thù địch bị phá đổ, và để cho lửa biến đổi thành sức mạnh của tình yêu cho một thế giới mới.

Đạo Kitô giáo là lửa, nên không có sự nhàm chán. Kitô giáo đòi hỏi chúng ta sự đam mê nhiệt thành đứng về phía đức tin, đứng về phía Chúa Giêsu Kitô và từ đó đổi mới trần gian.“

Joseph Ratzinger Benedickt XVI. Über den Heiligen Geist, Sankt Ulrich 2012, Augsburg, Trang 22-23.

2. Hơi thở sáng tạo

Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các Tông đồ, Người thổi hơi vào các Ông và nói: Anh em hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, người đó được tha. Anh em cầm buộc ai, người đó bị cầm buộc. ( Ga 20,22). Chúa Giêsu thổi hơi vào các Tông đồ và truyền sang cho họ Chúa Thánh Thần, hơi thở thần linh của ngài.

Hơi thở của Chúa Giêsu là Đức Chúa Thánh Thần. Chúng ta nhận ra điều này trứơc hết nơi bài tường thuật về sáng tạo vũ trụ trong sách Sáng Thế: Thiên Chúa nặn thành hình dạng con người từ bùn đất và người thổi hơi vào mũi, con người liền có sự sống. ( St 2,7). Con người là một loài thụ tạo chất chứa đầy mầu nhiệm bí ẩn có nền tảng xuất phát từ bùn đất, nhưng lại có hơi thở sức sống của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu hà hơi thở vào các Tông đồ và trao tặng họ điều mới, điều trọng đại với hơi thở của Thiên Chúa của chúng ta.

Nơi con người bây giờ có điều mới tuyệt đối, dầu họ có những giới hạn – đó là hơi thở của Thiên Chúa. Sự sống của Thiên Chúa có trong chúng ta . Hơi thở tình yêu của Người, hơi thở sự chân thật của Người, và hơi thở lòng khoan dung nhân hậu của Người.

Cũng thế chúng ta có thể căn cứ vào Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức mà nhận ra địa vị mới thuộc về Thiên Chúa.

Cùng với hơi thở của Chúa Giêsu, với ân đưc của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa nối liền quyền năng sự tha thứ làm hòa. Chúng ta đã nghe trước đó, Chúa Thánh Thần có sức mạnh tập họp lại thành một, phá xóa bỏ những biên giới và dẫn con người lại với nhau. Sức mạnh mở tung cánh cửa đóng kín và biến đổi phá đổ những tháp Babel, là sức mạnh của sự tha thứ làm hòa. Chúa Giêsu có thể bảo đảm sự tha thứ làm hòa và có toàn quyền nang tha thứ, vì Ngài đã chịu đựng những hậu qủa của tội lỗi và đã thiêu đốt nó trong ngọn lửa tình yêu.“ ( Trang 77-78)

3. Thần linh sáng tạo

Buổi chiếu áp lễ Chúa Thánh Thần, chúng ta tự hỏi: Đức Chúa Thánh Thần là ai, Ngài là gì vậy? Làm sao chúng ta có thể nhận ra Ngài? Chúng ta đến với Ngài thế nào được, và Ngài đến với chúng ta thế nào?

Thánh Thi ngày lễ Chúa Thánh Thần đưa ra cho chúng ta câu trả lời: Veni Creator Spiritus…. Xin Chúa Thánh Thần , Đấng sáng tạo tới. Câu thánh thi này dựa trên lời trong Kinh Thánh, là ngôn ngữ hình ảnh nói về sự sáng tạo vũ trụ thiên nhiên. Bài tường thuật sáng tạo viết: Thánh Thần Thiên Chúa bay lượn trên không gian lúc còn hỗn độn chưa có gì thành hình. Thế giới bây giờ chúng ta đang sống trong đó, là công trình của Thần Linh sáng tạo.

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống không chỉ là khởi đầu của Hội Thánh Chúa ở trần gian. Lễ Đức Chúa Thánh Thần còn là lễ sáng tạo. Thế giới hiện hữu không do tự mình làm ra, nhưng do Thần linh sáng tạo của Thiên Chúa, từ lời sáng tạo của Chúa. Và như thế phản chiếu lại sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

Sự khôn ngoan của Thiên Chúa kêu gọi mọi người chúng ta sống lòng kính trọng. Người tín hữu Chúa Kitô tin nhận vào Thần linh sáng tạo, nhận ra rằng, thế giới trái đất này và những vật thể trong đó chúng ta không được lạm dụng xài phung phí như ý muốn, nhưng phải nhìn nhận công trình sự sáng tạo thiên nhiên là qùa tặng. Món qùa tặng đó không phải trao cho chúng ta để phá hoại, nhưng phải chăm sóc thành khu vườn của Thiên Chúa và thành khu vườn cho con người.“ (Trang 84-85)

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tài liệu Giáo Lý - những thắc mắc xung quanh vấn đề tôn giáo

Tải các bản pdf theo đường link:
1. Tính Duy Nhất và Phổ Quát của Đức Kitô và Hội Thánh trong công trình Cứu Độ
http://giaoly.org/download/DominusJesusViet.pdf

2. Ủy Ban Tín Lý của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ àm sáng tỏ một vài bình diện
http://giaoly.org/download/UBTLdieutraChaCho.pdfhttp://giaoly.org/download/HDGMHKvaChaPhandinhCho.pdf 

3. tiêu chuẩn vững chắc để biết những gì phù hợp với giáo lý Hội Thánh và tránh những nhầm lẫn hay hiểu lầm nghiêm trọng
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20010124_dupuis_en.html.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

3 Điều nên biết.



Công thức làm văn nghị luận

 Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.

Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa vào các công thức có sẵn. nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng của mình tìm được

Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.

Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận

1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.

Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:

Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.

Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng

Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.

2. Thân bài

Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:

Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa

2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả

hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng

2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...)

2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng:
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức
Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân

Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài

3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân

Như vậy trên đây là những kinh nghiệm cô đọng nhất về cách tìm ý cho bài văn dựa vào công thức, phương pháp này do thầy giáo dạy tôi năm cấp 2 hướng dẫn, ông đã áp dụng để giảng dạy học sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn hiệu quả.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Cách làm bài văn nghị luận xã hội

I. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
1. Mở bài.
   - Giới thiệu, dẫn dắt vào đề
   - Nêu tư tưởng đạo lí cần bàn luận
2. Thân bài.
   - Giải thích rõ nội dung-tư tưởng cần bàn luận ( giải thích từ ngữ, khái niệm trong câu nói chứa đựng tư tưởng đạo lí cần bàn luận)
   - Phân tích mặt đúng của tư tưởng, đạo lí ( đưa ra dẫn chứng cụ thể từ cuộc sống, tác phẩm...)
   - Bác bỏ những biểu hiện chưa đúng hoặc cách hiểu sai lệch có liên quan tới nội dung tư tưởng đang bàn luận (  đưa ra dẫn chứng cụ thể từ cuộc sống, tác phẩm...)
   - Đánh giá tư tưởng đạo lí đang bàn luận ( đối với đời sống cá nhân,gia đình và xã hội )
3. Kết bài
   - Tóm lại nội dung tư tưởng đã bàn luận ở trên
   - Nêu ý nghĩa và rút ra bài học cho bản thân từ tư tưởng đạo lí trên.


II. Nghị luận về một hiện tượng xã hội.
1. Mở bài.
   - Giới thiệu, dẫn dắt vào đề
   - Nêu hiện tượng xã hội cần bàn luận
2. Thân bài.
   - Nêu rõ hiện tượng đời sống sẽ bàn luận ( trình bày hiểu biết của mình về hiện tượng đời sống đó)
   - Chỉ ra nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đó (nguyên nhân từ cá nhân,gia đình, xã hội...và kèm theo dẫn chứng cụ thể)
   - Phân tích tác hại hay lợi ích của hiện tượng đời sống đó
   - Nêu những biện pháp để cải thiện và làm phát triển hiện tượng đời sống đang bàn luận.
3. Kết bài
   - Tóm lại nội dung hiện tượng đời sống đã bàn luận ở trên
   - Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đó (đưa ra quyết tâm sửa chữa)

Đang tải dữ liệu, chờ chút nha bạn!!!...