WELCOME
      TO
    PHATDIEMHOUSE
NICE TO MEET YOU.
                              
Our group have 6 people. We live, work and study at Phat Diem Bishop's house
Welcome everybody - who was, is and will visit our blog.
Thank you so much.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Suy Niệm Thứ Năm trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh (Tin Mừng Lc 2, 22-35)

    Lạy Chúa Giêsu, cảm tạ Chúa đã ban Chúa Thánh Thần cho chúng con. Nhờ Người, chúng con quy tụ nơi nhà nguyện đây để cùng nhau cảm tạ, chiêm ngắm và gặp gỡ Thánh Thể Chúa trên bàn thờ và chia sẻ lời Chúa. Xin cho giờ Chầu Thánh Thể và việc lắng nghe, chia sẻ lời Chúa sinh ích cho chúng con.
      Lạy Chúa, tin mừng thánh Luca hôm nay thuật lại việc Đức Mẹ và thánh Giuse đem Chúa lên Giêrusalem để tiến dâng cho Thiên Chúa như luật dạy. Và cũng từ đó, suốt cuộc đời dâng hiến, Chúa đã sống vâng theo thánh ý Thiên Chúa Cha, yêu thương và phục vụ mọi người. Mỗi chúng con cũng được nên giống Chúa. Sau khi chào đời, chúng con được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, dâng mình cho Chúa khi gia nhập cộng đoàn Giáo Hội, tiếp nhận những lời dạy của Chúa qua hội thánh Chúa nơi trần gian, dù khi đó chúng con chưa đủ hiểu biết để lãnh nhận. Trải qua thời gian, chúng con đã được học biết về Chúa, về niềm tin và tình yêu của Chúa. Nhìn lại những tháng ngày trôi qua, tự hỏi bản thân, chúng con đã sống cho ơn gọi Kitô hữu của mình như thế nào? Đâu là khuôn mẫu cho chúng con học tập và noi theo?
     Thánh Gioan đã trả lời cho chúng con biết, chính Chúa là khuôn mẫu cho chúng con học tập và noi theo: “Anh em thân mến, căn cứ vào điều này chúng ta nhận ra rằng chúng ta nhận biết Thiên Chúa là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người”, và “ai nói rằng mình ở lại trong Người, thì phải đi trên con đường Đức Giêsu đã đi”. Con đường Chúa đi là con đường yêu thương và tha thứ. Lạy Chúa, có nhiều dự định, nhiều thay đổi và nhiều lựa chọn trong cuộc sống, nhưng chỉ có một khuôn mẫu duy nhất để chúng con noi theo và dấn thân là chính Chúa. Xin cho chúng con biết nhìn lại những tháng ngày đã qua để thêm tín thác vào Chúa. Dù có nhiều đổi thay trên đường đời nhưng chỉ có một giá trị đích thật là chính Chúa.
    Nhìn hình ảnh ông Simêon vào đền thờ do quyền năng Chúa Thánh Thần thúc đẩy, ông đã ẵm kính Chúa Giêsu Hài Đồng với lòng trân trọng tôn kính. Được ẵm Chúa vào lòng đó là niềm vui ơn thánh lớn nhất của ông. Và không để cho cơ hội này qua đi, ông đã cầu nguyện xin được ra đi trong bình an. Chúng con thật có phúc hơn ông khi không chỉ dược ẵm Chúa, nhưng còn được Chúa ngự vào lòng. Nhưng chúng con không biết trân trọng đặc ân đó, đôi khi thiếu tôn kính khi bao lần vào trong đền thờ có mình Thánh Chúa, thay vì gặp gỡ Chúa, chúng con lại pha trò cho nhau cười, nhưng tiếng cười vui với nhau hơn là niềm vui bên Chúa. Được phục vụ nhà cầu nguyện của Chúa là một việc may mắn và hạnh phúc, nhưng vẫn còn những lần chúng con tỏ ra lười nhác khi để những tấm mạng nhện chăng trên tường nhà Chúa, những vết hoen mờ của bụi trên hàng ghế cầu nguyện, hay những bông hoa tàn lụi trên bàn thờ…tất cả nói lên sự thờ ơ lạnh nhạt của chúng con đáp trả lại hồng ân Chúa đã dành cho chúng con. Cũng đã bao lần tham dự thánh lễ, cũng bấy nhiêu lần chúng con được rước Chúa vào lòng, nhưng tự hỏi có bao nhiêu lần chúng con có lòng ước ao chân thành, không vương tội lỗi. Lạy Chúa, con người chúng con yếu đuối là thế, xin Chúa đừng chấp tội chúng con, nhưng xin ban ơn biến đổi trong cách suy nghĩ  và hành động của chúng con, để mỗi giây phút ở bên Chúa và phục vụ nhà Chúa trở nên những giây phút của niềm vui thân tình và ơn thánh, qua đó chúng con cảm nghiệm tình Chúa yêu thương chúng con, và mỗi chúng con cũng đem niềm vui đó đến cho anh chị em khác.
     Lạy Chúa, việc giữ đức tin, làm chứng và nói về Chúa giữa dòng đời sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn khi không có khó khăn và trở ngại. Nhưng trở ngại sẽ giúp chúng con xác tín hơn và thể hiện được lòng tin yêu của chúng con vào Chúa nhiều hơn. Lời tiên tri của ông Simêon đã giúp chúng con nhìn lại con đường theo Chúa lần nữa: “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người It-ra-en ngã xuống hay đứng lên…như vậy những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ được lộ ra”. Chúng con đã thực sự tín thác vào Chúa chưa? Khó khăn và bách hại xảy đến, mỗi chúng con có dám như các thánh tử đạo xưa, trung kiên làm chứng về Chúa không? Trong cơn thử thách và gian nan, niềm tin được nên trọn. Trong cuộc bách đạo, niềm tin kiên trung sẽ dẫn đưa chúng con đến với bến bờ hạnh phúc. Xin Chúa đồng hành để chúng con luôn kiên trung bước theo Chúa, làm chứng về Chúa giữa cuộc đời và luôn lấy làm hạnh phúc khi được phục vụ trong nhà Chúa, để mong được hưởng hạnh phúc nước trời mai sau như lời Chúa đã hứa ban.
    Lạy Chúa Thánh Thể, cuộc đời mỗi người chúng con được ơn gọi trở nên con cái Chúa trong Hội Thánh, và cũng được khơi lên khát vọng gặp gỡ Chúa.  Xin Chúa giúp chúng con hằng trông đợi Chúa, yêu mến Chúa và luôn trung kiên dấn thân phục vụ Chúa trong anh em suốt cả cuộc đời chúng con. Amen


Sống lời Chúa


- CẢI THỆN: “Anh em hãy cởi bỏ… con người cũ” (Ep 4,22).
- MẾN CHÚA: “Này con đến để làm trọn ý Cha” (Dt 10,7).
- CÔNG BÌNH: “Đừng làm cho ai cái mình không muốn” (Tb 4,15).
- BÁC ÁI: “Mọi điều anh em muốn người ta làm cho mình thế nào, thì hãy làm cho họ như vậy” (Mt 7,12).
- HÒA GIẢI: “Đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26).
- CÁM DỖ: “Hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22,46).
- KHI VUI: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa” (Lc 1,46).
- LÚC BUỒN: “Nỗi ưu phiền theo ý Thiên Chúa làm cho chúng ta hối cải để được cứu độ” (2Cr 7,10).
- LO SỢ: “Mọi lo âu hãy trút cả cho Người vì Người lo cho anh em” (1Pr 5,7).
- KIÊU NGẠO: “Thiên Chúa chống với kẻ kiêu ngạo và ban ơn cho người khiêm nhường” (1Pr 5,5).
- NÓNG GIẬN: “Hãy học với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
- GHEN GHÉT: “Đừng lấy ác báo ác, hãy lấy lành thắng dữ” (Rm 12,17.21).
- MÊ TIỀN CỦA: “Ham mê tiền của là cội rễ mọi sự dữ” (1Tm 6,10).
- MÊ DÂM DỤC: “Kẻ dâm dật không có phần gia nghiệp trong Nước Chúa Kitô (Ep 5,5).
- MÊ ĂN UỐNG: “Đừng say sưa rượu chè vì trong tửu có sắc” (Ep 5,18).
- LƯỜI BIẾNG: “Kẻ lười biếng tựa như phân bón” (Hc. 22,2).
- TÔNG ĐỒ: “Cách nào cũng được, miễn Chúa Kitô được rao giảng” (Pl 1,18).
- THÀNH CÔNG: “Ai ở trong Ta, và Ta ở trong người ấy, kẻ ấy sinh hoa trái nhiều” (Ga 15,5).
- VIỆC ĐỘT XUẤT: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?” (Cv 9,6).



Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

28/12/11 thứ tư tuần bát nhật gs Các Thánh Anh Hài Mt 2,13-18



hài nhi xưa và nay
Bấy giờ, Hêrôđê thấy mình bị các nhà chiêm tinh đánh lừa, thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận từ hai tuổi trở xuống. (Mt 2,16)

Suy niệm: Vua Hêrôđê, kẻ có quyền và đã lạm quyền. Giận các nhà chiêm tinh để rồi trút giận lên các sinh linh vô tội. Hằng trăm hài nhi phải chết để thoả mãn cơn giận của chỉ một con người. Chuyện thật vô lý, không thể chấp nhận. Đó là chuyện ngày xưa, thế nhưng bi đát thay, ngày nay vẫn còn đang tiếp diễn. Ngày xưa, chỉ xảy ra một lần. Ngày nay, nó lại đang xảy ra liên tục trên khắp cùng thế giới. Hằng ngày không thể đếm được bao nhiêu sinh linh đã bị con người tước đi quyền sống. Ngày xưa các hài nhi bị giết bởi tay bạo chúa xa lạ, còn ngày nay các thai nhi bị giết bởi tay người mẹ nhẫn tâm. Ngày xưa, các hài nhi vẫn còn một chút tiếng khóc để chống trả, còn ngày nay các thai nhi đành chết một cách thầm lặng, vô phương tự vệ.

Mời Bạn: Một con người dù có thế nào đi nữa, dù là tội lỗi, bệnh tật, hay chỉ là một phôi thai nhỏ bé, vẫn là hình ảnh của Chúa. Vì thế nó có phẩm giá cao trọng buộc người khác phải tôn trọng. Người ta sẽ đánh mất sự tôn trọng đó khi họ sống ích kỷ, chỉ biết riêng mình; vì lúc đó họ sẽ coi người khác như đồ vật phục vụ cho lợi ích của mình: khi nó trở thành bất lợi, họ sẽ vất bỏ, huỷ diệt nó, không thương tiếc. Phần bạn thì sao?

Sống Lời Chúa: Tích cực dấn thân trong các hoạt động bảo vệ sự sống và thai nhi trong giáo xứ của bạn.

Cầu nguyện: Nguyện xin Hài Nhi Giêsu soi sáng hướng dẫn mọi người ý thức được sự cao trọng của thiên chức làm cha làm mẹ, để họ biết chăm lo hoàn thành trọng trách nuôi dưỡng và giáo dục con cái nên người hữu dụng.

You've got a friend

If you are down and trouble
And you need a helping hand
Nothing, no, nothing is going right
Close your and think of me
As soon, i will be there



Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

27/12/11 thứ ba tuần bát nhật gs Th. Gioan, tông đồ, tác giả sách Tin Mừng Ga 20,2-8



tin mến chúa
“Người môn đệ Chúa yêu..., ông đã thấy và đã tin.” (Ga 20,2.8)
Suy niệm: Trong Phúc Âm thánh Gioan không có trình thuật nào về biến cố Chúa sinh ra. Vậy mà Giáo Hội lại mừng kính lễ thánh Gioan tông đồ ngay tuần bát nhật Giáng Sinh, và lại đọc cho chúng ta nghe đoạn Tin Mừng về sự Phục Sinh của Chúa. Nhờ đâu hai mầu nhiệm Nhập Thể-Cứu Chuộc nối kết với nhau? Thưa nhờ đức Tin và đức Mến. Chính Gioan đã viết trong thư của ngài: “Thần khí nào tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến và trở nên người phàm, thì thần khí ấy bởi Thiên Chúa” (1Ga 4,2). Mến tin mầu nhiệm Nhập Thể dẫn đến mến tin mầu nhiệm Phục Sinh. Hai nhân đức đối thần này bao phủ cuộc sống của Gioan. Quả thật, chính thấy lòng mến thúc đẩy Gioan chạy như bay đến mộ, và khi thấy ngôi mộ trống thì Gioan liền tin Chúa đã phục sinh. Nơi Gioan, tin dẫn đến mến, và mến củng cố tin thêm vững mạnh.

Mời Bạn: Gương tin mến của thánh Gioan mời gọi bạn kiểm tra lại lòng tin mến Chúa của bạn: đó không phải là một niềm tin chung chung và trên lý thuyết, nhưng là một lòng tin trở nên sống động nhờ lòng mến, được thể hiện qua toàn bộ cuộc sống của chính bạn.

Chia sẻ: Bạn có thể làm gì để thể hiện niềm tin yêu của bạn đối với Chúa, qua những người nghèo khổ, nhỏ bé, bất hạnh là hiện thân của Chúa Hài Đồng đói khát lạnh rét của ngày hôm nay?

Sống Lời Chúa: Tham dự thánh lễ và rước lễ hàng ngày mỗi khi có thể vì bí tích Thánh Thể vừa là mầu nhiệm đức tin, vừa là bí tích tình yêu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp chúng con noi gương tin mến của thánh Gioan để lòng tin mến đó thúc đẩy và định hướng cuộc đời kitô hữu chúng con.

26/12/11 thứ hai tuần bát nhật Th. Têphanô, phó tế, tử đạo Cv 6,8-10;7,54-60




tái hiện sự tha thứ
Họ ném đá Têphanô đang lúc ông cầu xin rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con.” Rồi ông quỳ xuống kêu lớn tiếng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này.” Nói thế rồi, ông an nghỉ. (Cv 7,59-60)
Suy niệm: Thánh Têphanô là một thầy phó tế và là vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội. Ngài là người làm tái hiện sự tha thứ mà Chúa Giêsu đã thực hiện trên thánh giá. “Lấy ân trả oán” là phương châm hành động của thánh Têphanô. Không có cách trả thù nào cao quý hơn bằng yêu thương, tha thứ cho chính kẻ thù. Lấy bạo động để đáp lại bạo động, con người chỉ đổ thêm dầu vào ngọn lửa hận thù và kích thích thêm bạo động mà thôi. Chỉ có tình thương, chỉ có lòng tha thứ mới có thể tiêu diệt được hận thù. Têphanô đã làm như Chúa Giê-su đã làm: “Trên thập giá, Chúa đã tiêu diệt sự thù ghét” (Ep 2,16).
Mời Bạn: Chỉ có một cuộc cách mạng duy nhất có thể cứu vãn được nhân loại: đó là cuộc cách mạng bằng yêu thương và tha thứ mà Chúa Giêsu đã đề ra. Chỉ có cuộc cách mạng tình thương ấy mới có thể tiêu diệt được hận thù. Đó là cuộc cách mạng mà người Kitô chúng ta cần phải đeo đuổi mỗi ngày. Thay vì tiêu diệt kẻ thù, chúng ta hãy tiêu diệt chính sự thù hận trong tâm hồn chúng ta.
Chia sẻ: Điều gì khiến bạn không thể tha thứ được?
Sống Lời Chúa: Hãy nói: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” mỗi khi bạn bị ném những viên đá vu vạ hay thêu dệt bịa đặt.
Cầu nguyện: Lạy Chúa xin ban ơn sức mạnh để con biết tha thứ cho người xúc phạm đến danh dự và quyền lợi của con. Xin cho con biết nói lời tha thứ như thánh Têphanô mỗi khi con không muốn thứ tha. Amen.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Tâm Tình Đêm Giáng Sinh


Lạy Chúa, vậy là Mùa Giáng Sinh thực sự đã đến rồi, Chúa đã làm người và ở với chúng con. Hoà chung không khí ân thánh của Giáo Hội, chúng con xin dâng lên Chúa lời cảm tạ Chúa Giêsu, vì Ngài đã vâng lời Thiên Chúa Cha xuống thế làm người trong cảnh cơ hàn để cứu chuộc và ban nhiều ơn thánh cho chúng con. Chúng con cũng xin dâng lên Chúa Giêsu Hài Đồng những ước nguyện nhỏ bé chúng con, xin Người trợ giúp chúng con:
- Xin Chúa thương đến những người lãnh đạo của Hội Thánh Chúa, là Đức Thánh Cha, Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục đoàn được tràn đầy ơn thánh của Chúa Giêsu Hài đồng và sức Mạnh của Chúa Thánh Thần để lãnh đạo đoàn chiên của Chúa luôn đi đúng con đường mà Chúa muốn nơi Giáo Hội của Người.
- Xin dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho những người lãnh đạo các quốc gia, đặc biệt là quốc gia Việt Nam chúng con, luôn lãnh đạo đất nước trong tinh thần yêu thương con người, nhận ra đạo Chúa là đạo yêu thương, đạo của tình yêu, để luôn trú trọng trong việc phát triển đất nước và con người một cách hài hoà và vững bền.
- Xin dâng lên Chúa cha mẹ, anh chị của chúng con. Xin cho cha mẹ, anh chị chúng con được bình an trong Chúa, sức khoẻ để luôn yêu thương và dạy dỗ chúng con biết đến Chúa và yêu thương mọi người.
- Những thầy cô giáo, những anh chị giáo lí viên, ông bà trùm…là những người đã dạy dỗ chứng con trong việc học biết giáo lí của Chúa, cũng như học biết những kiến thức về xã hội chung quanh, đẻ chúng con có niềm tin vào Chúa, vững bước vào đời với hành trang yêu thương. Xin cho tất cả luôn được tràn đầy thánh ân của Chúa Giêsu Hài Đồng, để các thầy cô luôn luôn là cầu nói tin cậy đẫn đưa nhiều người biết đến Chúa và giáo dục con người.
- Xin dâng lên Chúa các nhà kinh doanh, nhà buôn bán và những người lao động để kiếm ra của ăn và phát triển cuộc sống, xin cho họ có sức khoẻ và công việc để mưu ích cho cuộc sống giúp đỡ mọi người trong tinh thần phúc Âm của Chúa.
- Trong Mùa Giáng Sinh này, chúng con xin dâng lên Chúa lưòi nguyện cho cho tát cả những ai theo ơn gọi Gia Đình, cac đôi bạn trẻ mới cưới…Xin cho tát cả luôn giữu được mối dây liên hệ chặt chẽ của bí tích Hôn nhân, luôn yêu thương tôn trọng nhau, cũng nhau vững bước trong cuộc sống và giáo dục con cái mà Chúa đã trao phó cho ngày một lớn lên trong đức tin và yêu thương.
- Đặc biệt, chúng con xin dâng lên Chúa những tâm hồn sầu khổ vì nghèo khó, vì bệnh tật, những người “nhỏ bé” trong xã hội, được tràn đầy ơn thánh của Chúa và sức mạnh Chúa Thánh Thần, để luôn vui vẻ và có thể nhìn ra hạnh phúc đích thật là quê trời mai sau khi tin vào lời chúc phúc của Chúa: “ Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời là của họ”.
Lạy Chúa, tâm tình đêm đông của chúng con, xin qua đôi tay chuyển cầu của mẹ Maria và Thánh Giuse, xin Chúa nhậm lời chúng con
Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, Chúa đã đến và ở giữa chúng con, chúng concảm tạ Chúa. Xin hứa với Chúa, mỗi ngày chúng con sẽ chuyên chăm cầu nguyện và lắng nghe tiếng Chúa và đem ra thực hành, để giây phút trôi qua là những giây phút cua thiêng đàng tại thế, vì có Chúa ở cùng.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Không khí Giáng Sinh 2011

   Cứ mỗi dịp tháng 12, là không khí nhộn nhịp, nhộn nhịp từ các công tác chuẩn nị hoàn thành từ các dự án của các công ti lớn nhỏ, của những người dân hoàn tất những ngôi nhà đang xây dở đến những đôi tân hôn nô nức tổ chức lễ cưới. Mẹ tôi vẫn gọi tháng này là tháng ‘cưới”. Đó là những công việc của mọi người nói chung. Rất tấp nập và hồ hởi.
    Còn với những người công giáo chúng tôi, tháng 12 là tháng đặc biết, tháng của Mùa Vọng, mùa đặc biệt đón Chúa Giêsu Hài Đồng ra đời. Đây là một sự kiện rất trọng đại đối với người công giáo, và đặc biệt hơn nữa là đối với từng người chúng tôi. Chúa Giáng Sinh mang đến nhiều niềm vui, ơn cứu độ và tràn đầy bình an cho mỗi người.
   Bước vào mùa vọng, đó là mùa trong đợi nên tâm tình của mùa vọng là bniềm vui trông ngóng. Sống trong mùa vọng là niềm vui lớn nhất của mỗi người. Con người tự nhiên chúng ta, khi sống trong tâm trạng của một người trông ngóng, đợi chờ thật là tuyệt: nó hồi hộp, thấp thỏm nhưng cũng rất vui mừng. Niềm vui này rất khó để diễn tả, nó đến khi chúng ta đang mong chờ một ai, cho một cuộc hẹn quan trọng hay cho một cuộc thi học kì sắp đến…và khi sống trong không khí của niềm trông đợi này, nó thật sự ý nghĩa. Theo tôi, sống trong không khí, niềm vui của nỗi lòng trông đợi là những khoảng thời gian đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Nó đẹp hơn giây phút hiện tại khi mọi thứ đã được thực hiện, mọi công việc đã được hoàn thành và cuộc hẹn đã trôi qua…
    Nhưng quy luật đó đã bị phá vỡ bởi tinh thần của mùa vọng. Sống trong Mùa Vọng. chúng ta vui mừng trông ngóng Đấng Cứu Thế đến, Đấng sẽ cứu giúp chúng ta khỏi những lỗi lầm, nâng chúng ta nên thành con cái Chúa và đặc biết chúng ta được vinh phúc nhìn thấy “Thiên Chúa làm người”. Vì thế, giây phút hoàn tất sẽ vui lên khôn xiết, giây phút thánh thiêng nhất của lòng người. Mùa Mọng trờ thành Mùa Vui, mùa của sức sống trong tâm hồn.
    Từ các đường làng, đường phó đã nhộn nhịp không khí Giáng Sinh. Hôm nay, ngày 23, tôi đi dạo quanh quần thể khuân viên Nhà Thờ Đá, không khí thật sự đã náo nhiệt, không khí Giáng Sinh dường như đã ngập tràn mọi nơi, không khí thật ấm áp, thật tuyệt vời. Nhìn mọi người hăng say trang trí, chuẩn bị mọi thứ, tôi cảm tháy thật vui, vì trải qua hơn 2000 năm, nhưng tình yêu Chúa trong mỗi con người chẳng khi nào phai nhạt, lòng nhiệt huyết vẫn còn với những con người sẵn sàng hy sinh thời gian và công sức để làm đẹp và gọp phần long trọng cho buổi Đại Lễ đón Chúa Giáng Sinh, thánh lễ Rạng Đông.
        Không khí Giáng Sinh cũng tấp nập trong khuôn viên Toà Giám Mục
 từ những con đường quên thuộc dẫn vào TGM...

ngôi nhà nguyện nhỏ nhưng ấm áp

 hang đá Bêlem....

trước phòng khách Đức Cha...





          trong phòng khách Đức Cha...





đến từng phòng trong mái nhà Toà Giám Mục

   Tất cả tạo nên một không khí tuyệt vời để đón mừng ngày Chúa Giáng Sinh, ngày ban ơn phúc xuống trên khắốnmị người và mọi nơi.
    Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, 2000 năm trước Chúa đã Giáng Sinh làm người nơi máng cỏ Bêlem, như vâng lời Thánh Ý Thiên Chúa Cha để cứy chuộc và ban ơn lành cho chung con. Ngày hôm nay, chúng con cũng khát mong Chúa xuống ngự trong mỗi tâm hồn chúng con, hầu chúng cn luôn biết vâng nghe theo lời mời gọi của Chúa, là mến Chúa và yêu người. Dù mọi công việc chúng con có mau mắn chuẩn bị, những việc lành chúng con làm và những lời cầu nguyện chúng con dâng lên Chúa mỗi ngày trong Thánh Lễ, sẽ trở nên vô ích khi chúng con không biết quy hướng về Chúa, không biết kết hợp với Chúa Thánh Thần trong lời nguyện xin. Xin Chúa Thánh Thần ban ơn và thánh hoá, để những việc chúng con làm, những cái chúng con chuẩn bị và những thiếu sót trong công việc và cõi lòng mỗi chúng con chưa suy nghĩ được, trở nên đẹp lòng trước toà Thiên Chúa, để mùa Giáng Sinh 2011 và mãi mãi về sau, luôn là những tháng ngày của hồng ân Chúa, tháng ngày của tình yêu hiệp nhất của mỗi người chúng con với Chúa, như Ba Ngôi là Một.
     Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, xin ngự đến,và thánh hoá chúng con. Chúng con mong chờ và yêu mến Chúa luôn mãi!!!

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

you and me


what is the real meaning of Christmas ? It's that time of year again. December has come and with it all the joys of Christmas. But what is the real meaning of Christmas? Is it the gifts under the tree, the lights in the windows, the cards in the mail, turkey dinners with family and friends, snow in the yard, stockings hanging in the living room, and shouts of "Merry Christmas" to those who pass us in the streets? Is this really Christmas?
For many people, Christmas is a time of sorrow. They don't have the extra money to buy presents for their children, family, and friends. Many are saddened at Christmastime when they think of their loved ones who will not be able to come home for various reasons. Turkey dinners may be only a wish and not a reality for some.
Yet, Christmas can be a season of great joy. It is a time of God showing His great love for us. It can be a time of healing and renewed strength. You see, Christmas is when we celebrate the birth of the Christ child. God sent His Son, Jesus, into the world to be born. His birth brought great joy to the world. Shepherds, wise men, and angels all shared in the excitement of knowing about this great event. They knew this was no ordinary baby. The prophets had told of His coming hundreds of years before. The star stopped over Bethlehem just to mark the way for those who were looking for this special child.
Luke 2: 4-19says:
"So Joseph also went up from the town of Nazareth in Galilee to Judea, to Bethlehem the town of David, because he belonged to the house and line of David. He went there to register with Mary, who was pledged to be married to him and was expecting a child. While they were there, the time came for the baby to be born, and she gave birth to her firstborn, a son. She wrapped him in cloths and placed him in a manger, because there was no room for them in the inn.
And there were shepherds living out in the fields nearby, keeping watch over their flocks at night. An angel of the Lord appeared to them, and the glory of the Lord shone around them, and they were terrified. But the angel said to them, "Do not be afraid. I bring you good news of great joy that will be for all the people. Today in the town of David a Savior has been born to you; he is Christ the Lord.
This will be a sign to you: You will find a baby wrapped in cloths and lying in a manger." Suddenly a great company of the heavenly host appeared with the angel, praising God and saying, "Glory to God in the highest, and on earth peace to men on whom his favor rests."

When the angels had left them and gone into heaven, the shepherds said to one another, "Let's go to Bethlehem and see this thing that has happened, which the Lord has told us about." So they hurried off and found Mary and Joseph, and the baby, who was lying in the manger. When they had seen him, they spread the word concerning what had been told them about this child, and all who heard it were amazed at what the shepherds said to them. But Mary treasured up all these things and pondered them in her heart."

Why did He come? Why did God send His son to this sometimes cruel and hard world? He sent Jesus to us so that one day, He would grow up to become a very important part of history. His story (history) is one of truth, love, and hope. It brought salvation to all of us. Without Jesus, we would all die in our sins.
Jesus was born so one day the price could be paid for the things we have done that are wrong. The Bible says that all have sinned. We are all born with a sin nature. We do things that do not please God. Through the sins of Adam and Eve, we have all inherited that sin nature. We need to have that removed. The only way is through Jesus. Jesus came so He could die on the cross for ALL of our sins. If we believe that Jesus died for our sins, we can ask Him to come into our hearts and forgive us. Then, we are clean and made whole. We can know that heaven is a place where we can go to when this life is over.
"But if we confess our sins to him, he is faithful and just to forgive us and to cleanse us from every wrong."
__________________

“ They have mouths, but they can not speak 

They have eyes, but they can not see
They have ears, but they can not hear
They have noses, but they can not smell
They have hands, but they can not feel
They have feet, but they can not walk ” 

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Tiếng gọi


Chúa giáng thế từ hai ngàn năm trước,
Một đêm đông sương tuyết phủ đầy trời,
Hang Bê-lem máng cỏ đó là nơi,
Người sinh xuống mang xác thân nghèo khó,
Đem tình thương cùng nguồn ơn cứu độ,
Cho muôn loài cuộc sống mới hồi sinh.
Từ không trung vang khúc nhạc thiên đình,
Trời sáng rực với muôn ngàn tinh tú,
Cả đất trời đầy hồng ân bao phủ,
Đêm thần diệu thật tràn ngập anh linh.
Từ trời cao Thần Thánh cúi nghiêng mình
Thờ lạy Chúa đã hạ sinh trần thế
Đấng nhân loại đợi trông bao thế kỷ,
Nơi Hài Nhi nhập thể giữa đêm đông
Các mục tử đang yên giấc ngoài đồng,
Chợt bừng tỉnh khi Thiên thần báo gọi:
“Hỡi các ngươi thức đậy mau đi tới
Để tôn thờ Con Thiên Chúa Giáng Sinh,
Cho các ngươi này dấu chỉ tôn vinh
Một Con Trẻ bọc mình trong máng cỏ”
Nơi chân trời một vì sao sáng tỏ,
Soi dẫn đường ba đạo sĩ phương đông,
Hành trình vạn dặm nhất quyết một lòng,
Tìm được Đấng mà muôn dân mong đợi,
Dâng tôn kính vàng,nhũ hương,mộc dược.
Lửa tin yêu đốt cháy cả tấm lòng,
Đấng Cứu Thế mà  nhân loại chờ mong ,
Đã sinh xuống qua Hài Nhi Nhập Thể.
Nay Chúa đến đổi tâm hồn nhân thế,
Luôn tâm thành mến Chúa,yêu tha nhân.
Tiếng Bê-lem vang vọng khắp thế trần,
Lời Thiên sứ truyền tin trong Đêm Thánh :
Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

Bình an dưới thế cho người thiện tâm”

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

16/12/11 THỨ sáu tuần 3 MVGa 5,33-36

NGỌN ĐÈN VÀ ÁNH SÁNG


Ông Gioan là ngọn đèn cháy sáng.” (Ga 5,35 )

Suy niệm: Thánh Gioan Tẩy Giả là “bản lề” giữa Cựu Ước và Tân Ước. Ông là “ngọn đèn” để dọn đường, dẫn đưa mọi người đến với Đức Kitô, Nguồn Ánh Sáng thật: “Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng” (Ga 1,8). “Ngọn đèn” ấy “làm chứng cho sự thật” nhưng không phải là “lời chứng” đúng nghĩa. “Lời chứng” duy nhất và lớn nhất chính là Đức Kitô, vì Ngài được sai đến để hoàn thành những việc Chúa Cha giao phó (c. 36): rao giảng Tin Mừng Nước Trời, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền và tỏ tình thương yêu với hết mọi người. Ngài đem đến cho con người Ánh Sáng của niềm vui ơn cứu độ.


Mời Bạn: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu dọi”(Is 9,1). Đức Giêsu chính là ánh sáng bừng lên chiếu dọi cho con người, dẫn đưa họ khỏi cảnh đời tối tăm, và đi đến nguồn hạnh phúc chân thật. Ngài cũng mời gọi bạn: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14). Giáo Hội cần những Kitô hữu, gia đình, giáo họ (khóm), giáo xứ “hạt nhân,” để phản chiếu ánh sáng tình yêu và hy vọng từ Thiên Chúa cho mọi người.

Chia sẻ: Những bóng tối trong xã hội và trong cuộc đời bạn là gì? Có cần được ánh sáng Chúa Kitô soi chiếu không?


Sống Lời Chúa: Tôi sẽ thắp lên một ngọn đèn yêu thương, bác ái trong những ngày còn lại của Mùa Vọng này, để sưởi ấm cho những người lân cận, là hiện thân của Đức Giêsu.

Cầu nguyện: Hát “Để Chúa đến”: “Xin cho lòng chúng con luôn mở rộng chờ mong Chúa đến...”

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

15/12/11 thứ năm tuần 3 mvLc 7,24-30

NGÔN SỨ BẰNG CẢ CUỘC SỐNG

“Thế thì anh em đi xem gì? Một vị ngôn sứ ư? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết, đây còn hơn cả ngôn sứ nữa.” (Lc 7,26)

Suy niệm: Ngôn sứ không phải chỉ là một cái tên, một chức vụ, nhưng là cả một đời sống: ngôn sứ là người nói Lời Thiên Chúa, là người thi hành sứ mạng Thiên Chúa giao phó. Gioan Tẩy Giả không phải là con người dễ dãi, ba phải như cây sậy trước gió, cũng không phải là người đi tìm cuộc sống xa hoa trong cung điện nhưng là người dám chấp nhận lối sống đạm bạc, đơn sơ khó nghèo, ăn châu chấu, uống mật ong và hơn thế nữa, chấp nhận tù đày và mất mạng khi dám nói lên sự thật, lên án lối sống vô luân của vua Hêrôđê. Chính vì thế, Chúa Giêsu xác nhận Gioan là ngôn sứ và “còn hơn cả ngôn sứ nữa.”

Mời Bạn: Nếu chỉ để phổ biến một thông tin thì Gioan hà tất phải sống như thế và phải chết như thế. Tự bản chất, Kitô hữu là một ngôn sứ. Tôi đã sống như một ngôn sứ của Chúa chưa? Hay chỉ là Kitô hữu trên chức danh mà thôi? Tôi có hành xử cách xuê xoa, “linh động” đến nỗi nhu nhược, thoả hiệp với sự xấu, không dám nói lời Thiên Chúa?

Chia sẻ: Thảo luận cách thực thi chức vụ ngôn sứ trong nhóm, đoàn thể của bạn. Thử đề nghị vài việc cụ thể: chia sẻ Lời Chúa trong nhóm, nhắc nhau sống đạo, rủ nhau làm việc tông đồ, v.v…

Sống Lời Chúa: Trong giờ kinh của gia đình và nhóm của bạn, cầu nguyện cho một người anh em lương dân và tìm nhiều cách giới thiệu Chúa cho người đó.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã thông truyền cho con chức vụ Ngôn sứ cao cả của Chúa trong bí tích Rửa tội. Xin Chúa cho con luôn ý thức mỗi ngày và cố gắng chu toàn sứ mạng đó trong từng phút giây của đời sống.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Văn Hoá Điện Thoại Di Động

Điện thoại di động là sản phẩm và là thành tựu của ngành khoa học kỹ thuật công nghệ cao trong thời đại thông tin. Nó được ví như chiếc cầu nối giúp con người xích lại gần nhau hơn. Nó có khả năng thu hẹp khoảng cách không gian và rút ngắn thời gian cho con người. Những tiện ích mà điện thoại di động mang lại cho con người thật đáng kể, nhưng sử dụng nó như thế nào cho đúng mục đích lại là vấn đề đáng nói.

Buổi nói chuyện của Lm. Fx. Thiệu, SDB về đề tài: “Văn hóa điện thoại di động” tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài gòn, ngày 26.11.2011, giúp người tham dự nhìn lại lịch sử phát triển của chiếc điện thoại, cách thức con người ngày nay sử dụng di động, vai trò, chức năng của nó và tính văn hóa trong giao tiếp khi sử dụng di động.

Cũng cần nhìn lại ý nghĩa, thiết tưởng, cũng không thừa. Mục đích chính của điện thoại là dùng để đàm thoại, liên lạc và nắm bắt thông tin. Di động là động thái di chuyển một cách uyển chuyển, linh động. Như vậy, nói nôm na, điện thoại di động là vật có thể di chuyển trong khi giao tiếp điện đàm và thu nhận thông tin.

Chúng ta ai cũng có điện thoại, nhưng hình như ít ai có ý thức hoặc được hướng dẫn để giao tiếp như thế nào cho phải phép, hay nói đúng hơn là có văn hóa trong giao tiếp điện thoại. Khi muốn gọi điện thoại cho ai, trước hết chúng ta cần phải chuẩn bị nội dung, mục đích kèm theo thái độ lịch sự và tế nhị trong giao tiếp. Người thực hiện cuộc gọi phải xưng danh tánh trước: “Alô, Tôi là Thiên. Làm ơn cho tôi gặp Nga được không?” Nếu là Nga thì tốt rồi, còn nếu không phải là Nga bắt máy thì người nghe cũng cảm thấy dễ chịu và sẵn lòng giúp đỡ. Cũng vậy, người nhận cuộc gọi cũng phải lịch sự không kém:“Alô, Nga xin nghe”. Không nên nói “Ai đó?”. Trong thực tế, chúng ta bắt gặp không ít trường hợp trả lời “ai đó?” kể cả người gọi điện đến cũng hỏi như ra lệnh: “Ai đó?”. Thiết nghĩ, đấy không phải là lối giao tiếp điện thoại lịch sự và có văn hóa.

Chuyện tưởng chừng “biết rồi khổ lắm nói mãi”, nhưng thực tế lại diễn ra dài dài.

Nội dung các cuộc điện thoại thường mang tính chất riêng tư và cá nhân. Do vậy, phải hết sức tế nhị và để ý đến người xung quanh. Nói thong thả, đủ nghe, tránh to tiếng ở chốn đông người. Vì thực chất, tần số và âm lượng của nó được cấu tạo như lỗ tai của con người. Nếu hét lớn quá, tai nghe sẽ ồn và khả năng tiếp nhận âm thanh không thật. Điện thoại cũng thế, nhà sản xuất nghiên cứu đo lường mức độ âm thanh vừa đủ để làm sao người nói và người tiếp nhận thông tin nghe rõ ràng chính xác. Nếu nói lớn quá, âm thanh sẽ bị nhiễu và việc truyền đạt thông tin không chuẩn. Chúng ta cũng dễ hiểu vì sao khi kéo chuông liên hồi, con chó hú lên, là bởi tần số âm thanh lớn hơn tần số có ở nơi tai con chó. Nhiều người nói điện thoại oang oang, lớn tiếng ở chốn đông người. Những người này tưởng họ là người quan trọng, phải được chú ý, làm như vậy mới là oách là oai là sành điệu, nhưng qua cách ứng xử ấy, họ làm người xung quanh khó chịu hay khiến người khác xem thường Văn hóa trong giao tiếp điện thoại thật sự không phụ thuộc hoàn toàn vào địa vị hay trình độ văn hóa, mà tùy thuộc vào nhân cách của con người.

Chúng ta hãy thử nghe câu chuyện sau để lượng giá. Trong một buổi họp cao cấp và đầy tính quan trọng, có rất nhiều người tham dự, vị chủ tọa đang thuyết giảng, thì tiếng điện thoại vang lên. Cả hội trường giật mình. Tưởng rằng vị chủ tọa này sẽ tắt đi và tiếp tục phần thuyết trình của mình. Nhưng sự trông mong ấy không xảy ra. Điều đáng buồn là vị chủ tọa dừng bài nói chuyện của mình để trả lời điện thoại, mà không một lời xin lỗi cử tọa. Lối ứng xử ấy xin dành lại cho quý độc giả đánh giá.

Nghe nói điện thoại đúng nơi, đúng chỗ và sử dụng nó sao cho đúng vai trò và chức năng là điều cần thiết. Tôi thấy không hiếm người ăn mặc hết sức chỉnh trang và sang trọng, trông không thiếu phần trí thức, nhưng khi sử dụng điện thoại lại lộ ra vẻ rởm đời và đáng chê trách. Ăn nói thô bỉ và những lời dung tục bẩn thỉu trên điện thoại ở chốn đông người không phải không có. Chính tôi cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp chẳng mấy khi đẹp mắt và hài lòng. Trong thánh đường mọi người đang tham dự thánh lễ sốt sắng thì bỗng tiếng nhạc điện thoại nghe rất kỳ quái vang lên của một cô gái. Bầu không khí linh thiêng bị phá vỡ và hàng trăm con mắt đổ về cô khi cô alô nói chuyện với bạn trai to tiếng. Cùng lúc ấy có anh bên cạnh đang ngồi nhắn tin trong khi cả cộng đoàn đang đọc lời đáp ca “Chúng con đang hướng về Chúa”. Tôi thắc mắc, có khi nào anh nhắn tin gởi cho Chúa cũng nên chăng?!

Một điều cũng đáng bàn tới là chuông điện thoại và nhạc chế, nhạc chờ cứ loạn cả lên. Nhà dịch vụ cung cấp loại nhạc rẻ tiền hay được tặng miễn phí với chiêu bài như nhử mồi mà nhiều người chọn cho mình loại nhạc hot, đúng gu, không đụng hàng. Tưởng chừng như chỉ là việc kiếm lời của nhà dịch vụ, nhưng đằng sau là cả một hệ lụy khập khiễng và đầy tính phản cảm. Từ “Ông xã number 1” đến tiếng chim hót, chó sủa, mèo kêu, tiếng từ dưới âm ty địa ngục, tiếng eng éc của kẻ bị hãm hiếp, tiếng nước xả bồn cầu… Tiếng chuông, nhạc chế, nhạc chờ vang lên ở khán phòng, nơi chốn đông người, nơi linh thiêng như trong đền chùa, trong thánh lễ nhà thờ chỉ gây sự chú ý “quá mức cần thiết”, biểu hiện con người thiếu văn hóa, thiếu sự tôn trọng, không nghiêm túc, dạng dở hơi, lập dị. Sử dụng loại nhạc nào là tự do của mỗi người, nhưng đừng gây ra sự phản cảm, phiền hà và ảnh hưởng đến người xung quanh, đó là điều cần thiết.

“Nấu cháo điện thoại”, cụm từ nghe quen quá đối với nhiều người. Cũng cần phải xác định lại: mục đích chính của điện thoại là để nghe nói, chuyển tải và đón nhận thông tin. Nên càng ngắn gọn càng tốt. Có nhiều người nói điện thoại mà không biết đến thời gian, nơi chốn, đối tượng. Người nghe muốn nói lời tạm biệt mà “dằng chẳng đứt, dứt chẳng ra”. Ta đành xếp họ vào hàng “nấu cháo điện thoại”. Nấu cháo điện thoại cũng nhiều phiền toái. Khi ta nói lâu quá, người khác muốn gọi đến để thông tin cũng bị tắc nghẽn. Sự thực những câu chuyện trên điện thoại lâu giờ, đặc biệt là của người trẻ, thường hết sức vớ vẩn, tùm teng: “Mày ăn cơm chưa? Tao đi tắm. Ngủ nhiều vào heng. Ăn hộ tao bát cơm. Con Hồng bảo mày mặc quần thủng đít…”

Có tiền để gọi điện thoại không ai cấm. Đăng ký dịch vụ để tám trên điện thoại không ai cản. Nhưng nhìn lại ta thấy lợi hại ở đâu. Thứ nhất là mất thời gian, những câu xàm xí mua vui vô bổ. Thứ hai làm ngăn trở sự liên lạc khi người khác cần thông tin, liên lạc. Thứ ba, nhà dịch vụ tung ra chiêu bài khuyến mãi, khách hàng bị mờ mắt tưởng mình được thưởng mà kỳ thực đang bỏ tiền túi để làm giàu cho nhà dịch vụ. Quan trọng hơn là lời cảnh giác của một nhà nghiên cứu tầm cỡ quốc tế dành cho người “nấu cháo điện thoại”: “Cách đây hơn 10 năm, Giáo sư Salford thuộc Đại học Lund, Thuỵ Điển đã chứng minh các tia bức xạ phát ra từ điện thoại di động gây tổn thương lớp màng bảo vệ tế bào thần kinh của chuột làm cho các chất đạm, chất dinh dưỡng không thấm vào được trong tế bào não bộ. Khi lớp màng tế bào não bị hỏng, sẽ phá huỷ các neuron thần kinh. Thực nghiệm tiến hành trên hai nhóm chuột. Cho một số con chuột trưởng thành chịu tác động của máy điện thoại GSM trong hai giờ, ở những mức công suất: 0,01; 0,1 và 1W. Nhóm hai không chịu tác động của vi sóng ở cùng một môi trường. Sau 50 ngày, kiểm tra các mô tế bào não của nhóm chuột thứ nhất, thấy có 2% các tế bào não của những con chuột chịu tác động dưới công suất 0,1W; 1W đã bị chết hoặc đang chết dần. Những phần não bị huỷ hoại nặng hơn là hồi hải mã, vỏ não và thân não. Ở nhóm thứ hai, không thấy có tổn thương nào ở tế bào não. Xin lưu ý là, công suất lớn nhất của các máy điện thoại di động thường mà chúng ta đang sử dụng là 0,6W.” Có lẽ, chẳng cần đến nhà khoa học, kinh nghiệm cũng cho chúng ta biết: Nói lâu trên điện thoại tai ta bị nóng và nhức bởi sóng từ và các tia bức xạ phát ra từ điện thoại di động. Nguy hiểm!

Cuộc sống ngày càng tiến bộ, con người dần tiến tới đời sống “số hóa”, điện thoại di động cũng thế, không chỉ dừng lại ở chức năng nghe nói và truyền đạt thông tin nữa, mà nó còn tiến xa hơn rất nhiều. Trước đây chỉ có nghe nói, sau thêm nhắn tin và bây giờ thì không thiếu chức năng gì. GPRS, Internet, kết nối 3G, gửi thư hay nhận Email cũng trong tích tắc. Không những vậy nó còn có các chức năng ghi âm, chụp hình, quay phim cực nét, online mọi lúc, nghe nhạc mọi nơi, bluetooth bắn để chuyển tải tư liệu hình ảnh cũng chỉ vài phím bấm. Rất tiện nghi, rất văn minh, nhưng không thiếu những bất cập. Cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Với những phát minh tân tiến đó, hầu như cha mẹ ngày nay không thể kiểm soát được con cái, nhất là lứa tuổi teen. Gần đây, thế giới tuổi teen như bùng nổ trong sự hỗn loạn, xuất hiện hàng loạt những scandal tự tạo như hình tươi mát, lộ hàng, những đoạn phim nóng, những video clip đánh nhau, lột đồ… Đâu chỉ dừng lại ở đó, những trò chơi game 18+, chát sex… đều vượt ra khỏi tầm kiểm soát của nhà chức trách và gia đình.

Đã đến lúc phải dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với việc sử dụng điện thoại di động như thế nào để gọi là có văn hóa, có mục đích. Thực sự điện thoại di động là một vật vô tri vô giác, nó chẳng làm gì nên tội và công nghệ thông tin không có lỗi. Tự nó chẳng nói lên được điều gì là có văn hóa hay không. Có hay không có là phụ thuộc vào người sử dụng nó như thế nào. Thiết tưởng, những nhà chức trách, các bậc làm cha mẹ phải làm gương và quan tâm hơn trong việc giáo dục, định hướng để người trẻ nhận thức và sử dụng đúng đắn các phương tiện công nghệ, nhất là điện thoại di động.

Nếu 20 năm về trước, di động là món hàng quý giá, xa xỉ phẩm, chỉ dành cho các giới “đẳng cấp”, thì ngày nay nó trở nên phổ biến khắp mọi hạng - tầng. Từ giới “thượng lưu” đến giới “bần nông”. Người người có điện thoại, nhà nhà sử dụng điện thoại. Ngay như giới công nhân có thu nhập thấp cũng có thể sở hữu 1, 2 “chú dế”. Sở hữu có thế nào cũng chẳng nói lên được điều gì, quan trọng vẫn là làm sao sử dụng nó có văn hóa và đúng mục đích. Điện thoại di động dù có thế nào cũng chỉ là công cụ để phục vụ cho nhu cầu và tiện ích trong giao tiếp và truyền tải thông tin cho con người. Không nên vì quá lạm dụng mà trở thành nô lệ cho nó. Có nhiều người cưng nó hơn cưng con, thiếu vắng nó như thiếu “người tình” đến nỗi dám đánh đổi một mối tương quan, một cuộc tình hay cả một ơn gọi cũng chỉ vì nó và nô lệ cho nó. Thiết tưởng, đã đến lúc cần phải nhìn lại mục đích của chiếc điện thoại di động và cách thức mà người ta sử dụng nó.

5 PHÚT LỜI CHÚA MỖI NGÀY


14/12/11 thứ tư tuần 3 mv
Lc 7,16-23
dấu hiệu để nhận ra chúa
Ngài là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải chờ đợi Đấng nào khác?” (Lc 7,19)
Suy niệm: Dân Do Thái thao thức trông đợi Đấng Cứu Tinh sẽ đến như lời Thiên Chúa đã hứa; thế mà khi Chúa Giêsu đến và ở giữa họ, họ lại không nhận biết. Họ đã mong đợi một Đấng Cứu Thế theo lối suy nghĩ của họ chứ không phải theo đường lối của   Thiên Chúa. Chính vì mang cùng một lối suy nghĩ đó mà các môn đệ của Gioan Tẩy Giả đã rơi vào tâm trạng hoang mang về Chúa Giêsu: Ngài được giới thiệu là Chiên Thiên Chúa, nhưng liệu Ngài có phải là Đấng phải đến hay không? Chúa Giêsu đưa ra cho    họ dấu hiệu để phân định bằng cách nhắc lại lời ngôn sứ Isaia: “…người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.”
Mời BạnThiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Thế để giải thoát con người ra khỏi tình trạng nô lệ tội lỗi; nhưng con người lại mong chờ một cuộc giải phóng bằng quyền lực để thoả mãn những nhu cầu của họ ở trần thế này. Họ muốn thoả mãn khát vọng thống trị bằng tiền của và quyền lực. Con Thiên Chúa làm người trong khó nghèo, khiêm tốn để đem lại tình yêu, an bình và sự sống. Phải loại bỏ cái nhìn thế tục thì con người mới có thể nhận ra Con Thiên Chúa nhập thể trong thế gian.
Sống Lời Chúa: Kiểm điểm: Trong cách sống của tôi có điều gì đi ngược với tinh thần khiêm nhu, nghèo khó của Tin Mừng         không?
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin mở mắt đức tin cho con, để con nhận ra Chúa đang đến với con trong mỗi việc con làm, và trong     từng người con gặp gỡ.


Thay đổi cung cách suy tư hành xử và sống thanh đạm

Thánh Gioan Tẩy Giả kêu mời tín hữu sống thanh đạm, hồi tâm hoán cải, thay đổi cung cách suy tư hành xử và chân thành kiểm thực cuộc sống của mình.

Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 4-12-2011.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Mùa Vọng trong năm phụng vụ đề cao hai gương mặt đã có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho biến cố Chúa Giêsu đến trong lịch sử nhân loại: Đó là Đức Maria và thánh Gioan Tẩy Giả. Phúc Âm thánh Marcô Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng miêu tả con người và sứ mệnh của vị Tiền Hô (Mc 1,2-8), bằng cách giới thiệu diệm mạo khắc khổ bề ngoài của người: ông mạc áo da lạc đà, ăn châu chấu và mật ong rừng tìm thấy trong sa mạc Giuđêa (Mc 1,6). Chính Chúa Giêsu có lần kia cũng đối chiếu thánh nhân với những người sống trong các cung điện vua chúa, mặc lụa là sang trong (Mt 11,8). Đức Thánh Cha nói:

Lối sống của ông Gioan Tẩy Giả phải nhắc nhở cho tất cả mọi tín hữu kitô biết lựa chọn kiểu sống thanh đạm, đặc biệt để chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh, trong đó, như thánh Phaolô nói ”từ giầu sang phú qúy Chúa đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của Người mà làm cho anh em trở thành giầu có” (2 Cr 8,9).

Sứ mệnh của Gioan Tẩy Giả là một lời mời gọi hoán cải ngoại thường: phép rửa của người ”gắn liền với một lời kêu mời tha thiết hãy có một kiểu suy tư hành xử mới, nhất là gắn liền với lời loan báo sự phán xử của Thiên Chúa” (Đức Giêsu thành Nagiarét I, Milano 2007, tr. 34), cũng như sự xuất hiện gần kề của Đấng Messia, được thánh nhân định nghĩa như là ”Đấng mạnh hơn tôi” và là Đấng “sẽ thanh tẩy trong Thánh Thần” (Mc 1,7.8). Lời mời gọi của thánh Gioan Tẩy Giả đi xa hơn và sâu hơn kiểu sống thanh đạm: nó kêu mời thay đổi nội tâm, bắt đầu từ việc thừa nhận và xưng thú tội lỗi của mình. Và Đức Thánh Cha đưa ra lời kích lệ như sau:

Thật là điều quan trọng, trong khi chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh, chúng ta trở vào trong chính mình và chân thành kiểm thực lại cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy để cho mình được chiếu soi bởi một tia sáng đến từ Bếtlehem, bởi ánh sáng của Đấng ”Cao Cả nhất” nhưng đã thở thành bé nhỏ, của Đấng ”Mạnh Mẽ nhất” nhưng đã trở thành yếu đuối.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói cả bốn Phúc Âm đều miêu tả việc rao giảng của thánh Gioan Tẩy Giả bằng cách quy chiếu về một văn bản của ngôn sứ Isaia: ”Có tiếng hô trong sa mạc: Hãy chuẩn bị một con đường cho Chúa, hãy san bằng giữa đồng hoang một con lộ cho Thiên Chúa chúng ta” (Is 40,3). Thánh sử Mạccô cũng xen vào đó lời trích từ một ngôn sứ khác là Malakhi nói rằng: ”Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con” (Mc 1,2; Ml 3,1). Các quy chiếu Thánh Kinh Cựu Ước này ”đề cập tới sự can thiệp cứu độ của Thiên Chúa, là Đấng ra khỏi sự không thể dò thấu được của Người để phán xứ và cứu rỗi; cần phải mở cửa và dọn đường cho Người” (Đức Giệsu thành Nagiarét I, tr. 35).

Chúng ta hãy tín thác cho sự bầu cử hiền mẫu của Đức Maria, Trinh Nữ của sự chờ đợi, con đường dẫn chúng ta tới chỗ gặp gỡ Chúa đến, trong khi tiếp tục lộ trình Mùa Vọng để chuẩn bị trong tim và trong cuộc sống chúng ta biến cố Đấng Emmanuel ”Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, đến.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã nhắc cho mọi người biết rằng trong các ngày tới đây thế giới sẽ kỷ niệm 50 năm thành lập Ngày Thế Giới Di Cư, 60 năm Hiệp định về tình trạng của người tị nạn và 50 năm Hiệp định về việc giảm các trường hợp của những người không có quốc tịch. Ngài nói:

Tôi phó thác cho Chúa những ai thường bị bắt buộc phải rời bỏ quê hương mình, hay không có quốc tịch. Trong khi khích lệ tình liên đới đối với họ, tôi cầu nguyện cho tất cả những ai xả thân che chở và trợ giúp các anh chị em phải sống trong các tình trạng khẩn thiết này, và phải chịu các vất vả và hiểm nguy trầm trọng.

Chào các tín hữu nói tiếng Pháp, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người đừng sợ hãi sống trong hy vọng. Trong thế giới đầy bất ổn và bạo lực này, ước gì Mùa Vọng và việc chờ đón “Hoàng Tử Hòa Bình” đến, cho chúng ta dịp suy gẫm Lời Chúa. Hãy tránh ngủ quên, và hãy cương quyết dọn đường cho Chúa, là suối nguồn của hòa bình, niềm vui, tình yêu thương và niềm hy vọng, là Đấng không ngừng đến để an ủi dân Người.

Đức tin của giới trẻ trong đời sống hôm nay

Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ được xem là sự mở đầu kỷ nguyên của thời đại văn minh trí tuệ, hay còn gọi là thời đại của những phát minh khoa học và kỹ thuật đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đây là cơ hội cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ chúng ta - không chỉ tự khẳng định mình mà còn biểu lộ mạnh mẽ khát vọng tiến xa hơn nữa! Bên cạnh đó, giới trẻ ngày nay đang đứng trước cơn khủng hoảng về các giá trị luân lý, đạo đức và đang có nguy cơ loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống. Vấn đề này, không chỉ là sự lo lắng của các bậc làm cha mẹ mà còn là thách đố của những người có trách nhiệm…

1. Thực trạng sống đức tin của giới trẻ hiện tại

Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống đức tin rất vững vàng, họ không những siêng năng tham dự Thánh lễ các ngày Chúa nhật mà cả những ngày thường. Họ không chỉ sống hình thức bề ngoài mà cả nội tâm bên trong. Có những bạn vào mỗi thứ Sáu hằng tuần còn ăn chay, dành tiền bố thí cho người nghèo. Tôi được một bạn chia sẻ: “Hằng tuần, em ăn chay không chỉ để thông phần với Chúa mà còn cơ hội giúp đỡ người nghèo”.

Hơn nữa, tại các giáo xứ, giới trẻ đã và đang tham gia tích cực vào các hội đoàn, chẳng hạn như sinh viên Công giáo, huynh trưởng, giáo lý viên, ca đoàn… Qua đó, nhiều bạn không chỉ được học hỏi, đào sâu và cảm nghiệm được giá trị của Lời Chúa mà còn đem ra thực hành. Bạn Hạnh - sinh viên năm thứ hai Đại học Thủ Dầu Một - cho biết: “Quả thực, từ khi tham gia vào nhóm sinh viên Công giáo, em cảm thấy đức tin của mình ngày càng vững vàng hơn, nhất là khi gặp khó khăn thử thách, em được các cha và bạn bè trong nhóm chia sẻ, nâng đỡ”. Đồng thời, một số bạn trẻ đã trở thành những cộng tác viên rất đắc lực trong công tác tông đồ và những hoạt động từ thiện của giáo xứ mình.

Thế nhưng, vẫn còn một số bạn trẻ ngày nay làm cho chúng ta không khỏi thất vọng và lo lắng cho thế hệ tương lai…Các nhà lãnh đạo tôn giáo rất lo ngại trước vấn đề đạo đức của giới trẻ bị sa sút!

Tại một số xứ đạo, các bạn trẻ đi lễ đang giảm dần một cách trầm trọng, nhiều bạn trẻ ngày nay coi việc đi lễ là một gánh nặng. Đi vì bổn phận, hoặc vì gượng ép. Họ đến nhà thờ là do cha mẹ thúc giục, không đi không được, hoặc vì không đi sợ mắc tội chứ không vì niềm tin và lòng mến. Họ có mặt ở nhà thờ nhưng không hề ý thức mình đang có mặt ở đó để làm gì, chỉ mong sao giờ lễ mau kết thúc. Một số bạn đi tham dự Thánh lễ, cha xứ hỏi bài Tin Mừng mới đọc xong Chúa Giêsu nói gì? Họ không sao trả lời được. Bởi vì, họ không chú ý lắng nghe, ngồi trong nhà thờ nhưng tâm trí lại nghĩ đến những việc bên ngoài. Thậm chí, một số khác còn đi lễ “ôm”, một cách gọi hơi lạ nhưng nói lên được thực trạng hiện nay của một số bạn trẻ. Họ đứng ngoài đường dự lễ và từng cặp ngồi trên xe gắn máy thân mật quá trớn nơi công cộng, đùa giỡn, chuyện trò, chơi game trên điện thoại di động… chẳng quan tâm Thánh lễ đang đến đâu và chủ tế đang làm gì, chỉ biết có người ra về là họ nổ máy chạy thẳng…

Và vẫn còn những điều đáng buồn khác, nhiều bạn trẻ ngày nay sống đức tin rất hời hợt. Có dịp tiếp xúc với các bạn trẻ đang học lớp giáo lý hôn nhân, tôi thật ngỡ ngàng về một số đông không biết gì về giáo lý căn bản, ngay cả những kinh đọc hằng ngày họ cũng không thuộc. Họ mang danh nghĩa là đạo gốc nhưng dường như họ theo đạo chủ yếu làm cho cha mẹ vui lòng, không ý thức mình là người Kitô hữu. Một bạn trẻ nói: “Những việc như đi nhà thờ, đọc kinh và cầu nguyện chỉ là do thói quen, cũng như do áp lực của những người thân”. Như vậy, hơn bao giờ hết, ngày nay, đức tin của giới trẻ chúng ta đang xuống dốc trầm trọng. Ở một vài giáo xứ, số lượng người trẻ đi học giáo lý ngày càng ít đi. Và người ta không còn thấy bóng dáng bạn trẻ đi tham dự Thánh lễ hằng tuần. Và nếu có đi, thì ghế ngồi của họ là “xe ôm”, hoặc tụ tập thành nhóm đứng ngoài lề trò chuyện, hút thuốc cho qua giờ lễ… Một người mẹ chia sẻ: “Mỗi lần tôi nhắc nhở đứa con trai đi tham dự Thánh lễ, nó trả lời rằng: “Thời đại này, đến nhà thờ làm gì hả mẹ? Chỉ cần mình tin có Chúa là đủ. Mẹ thử nghĩ xem, mấy đứa bạn con có đi lễ đâu mà nhà nó vẫn giàu có đấy thôi”.

2. Nguyên nhân dẫn đến giảm sút đức tin của giới trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm sút đức tin của giới trẻ nhưng vì giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin nêu ra một vài lý do sau đây:

2.1. Nguyên nhân bản thân

Do ảnh hưởng của các “căn bệnh chủ nghĩa”: chủ nghĩa tự do (thích làm gì thì làm), chủ nghĩa cá nhân (chỉ biết sống cho mình mà không cần quan tâm đến những người khác), chủ nghĩa hưởng thụ (thích tiêu xài, hưởng lạc thú, thỏa mãn bản thân, tận hưởng sung sướng), chủ nghĩa duy lợi (lợi dụng người thân bạn bè, cái gì tốt thì giữ cho mình còn cái gì xấu thì trút lên người khác, đánh giá cuộc sống theo những món lợi), chủ nghĩa tương đối (tất cả chỉ là tương đối: con người cũng tương đối thôi, học cũng tương đối thôi, tình yêu cũng chỉ tương đối thôi, Thiên Chúa cũng tương đối thôi, đạo nghĩa cũng tương đối thôi…) Chính vì thế mà tình tương thân tương ái, việc chia sẻ trong cuộc sống của họ đang dần mất đi. Giờ đây, vật chất đối với họ là trên hết, nên hậu quả là họ dễ dàng chểnh mảng, bỏ bê việc chăm lo đời sống thiêng liêng, là bổn phận rất cần thiết cho đời sống tâm linh của người mang danh Kitô hữu. Đồng thời, do các bạn sống xa gia đình, xa người thân, nên không có ai dạy dỗ bảo ban. Hơn nữa, khi còn ở nhà, họ thường được cha mẹ động viên nhắc nhở việc thiêng liêng như đi lễ, chịu các phép bí tích, còn bây giờ thì không những chẳng có ai nhắc nhở, mà còn bị bạn bè lôi kéo rủ rê vào chỗ vui chơi, giải trí; hoặc các bạn phải sống xa nhà thờ nên việc đi lễ trở nên khó khăn, nặng nề.

2.2. Nguyên nhân từ gia đình

“Gia đình là Giáo hội tại gia, là trường học tự nhiên và căn bản trong nền giáo dục Kitô giáo”[1]. Thế mà nhiều gia đình trẻ ngày nay, việc cha mẹ dạy dỗ con cái sống đức tin là điều hiếm có. Ngay cả việc đọc kinh sáng tối cũng chẳng mấy ai giữ. Việc giáo dục đức tin cho con cái phó mặc cho nhà thờ, giáo xứ. Có những cha mẹ vì quá nhiều việc nên không có thời gian nghĩ đến Chúa; thậm chí, một số cha mẹ còn không muốn cho con đi học giáo lý mà bắt con đi học thêm hay ở nhà học bài vì lý do bài vở quá nhiều. Cũng có một số cha mẹ cho con đi học giáo lý nhưng không quan tâm con học ra sao, nhiều khi con nói đi học giáo lý nhưng lại trốn đi chơi game, đi trơi với bạn bè…

“Gia đình là tế bào căn bản của xã hội và Giáo hội” đó là câu nói mà nhiều người đã biết. Nhưng xem ra nhiều gia đình ngày nay không những không chú trọng điều này mà còn chẳng quan tâm đến việc xây dựng nếp sống trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và không lo dạy bảo con cái biết Chúa, dạy con cách làm dấu, đọc kinh; thậm chí, một số cha mẹ còn không thuộc kinh. Theo thạc sĩ tâm lý nữ tu Hồ Thị Hạnh cho biết: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm sút đức tin ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em”. Hơn nữa, nhiều gia đình không có thói quen dành thời gian để đọc kinh hay cầu nguyện chung. Vì thế, con cái không ý thức được tầm quan trọng của cầu nguyện cũng như việc đọc kinh chung.

2.3. Nguyên nhân từ giáo xứ

Một số giáo xứ chưa quan tâm việc giáo dục đức tin cho các bạn trẻ. Có những giáo xứ chỉ có phòng học giáo lý sơ sài, không trang thiết bị học tập, cha xứ chưa quan tâm đến giáo dục đức tin cho các bạn trẻ một cách đúng mức. Đồng thời, giáo xứ không tạo điều kiện cho các bản trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động trong giáo xứ.

Kinh nghiệm cho thấy rất rõ những thiệt thòi do việc giới trẻ không được huấn luyện đức tin một cách kỹ càng trong giáo xứ vì thiếu vắng linh mục trong một thời gian dài. Giáo xứ chỉ có thể tổ chức các lớp giáo lý, đủ “lẽ đạo” cho các em xưng tội và rước lễ lần đầu. Vì thiếu giáo lý viên, việc dạy giáo lý cho trẻ em được phó thác cho những ông trùm, bà trùm. Việc huấn luyện đức tin dừng lại sau khi các em đã xưng tội và rước lễ lần đầu. Đối với bạn trẻ nhập ngũ hoặc thoát ly gia đình, vốn kiến thức ít ỏi về giáo lý sẽ bị mai một rất nhanh. Đó là lý do tại sao nhiều bạn trẻ bỏ đạo sau một thời gian ngắn rời khỏi giáo xứ.

Mặt khác, giới trẻ không chỉ chú trọng về kiến thức xã hội, mà còn cưu mang những ưu tư, thao thức xây dựng giáo xứ, Giáo hội theo cách trẻ trung và ao ước dấn thân thực hiện sứ vụ tông đồ của mình. Tuy nhiên, lòng can đảm lãnh nhận trách nhiệm này, không được các vị chủ chăn, các bậc làm cha mẹ lắng nghe và đón nhận. Xin trích dẫn thư của một bạn trẻ như sau: “Cha muốn nghe người trẻ, nhưng lại chẳng hề tạo cho người trẻ một cơ hội để nói. Cha đối với người trẻ, xa lạ và uy quyền lắm. Cha muốn chúng con cộng tác, nhưng lại ngại tuổi tác và kinh nghiệm non trẻ của chúng con. Con thiết nghĩ rằng, không thử một lần, không té ngã, sẽ chẳng bao giờ có kinh nghiệm, và rồi người trẻ mãi mãi vẫn chỉ đứng ngoài lề mà thôi.”[2] Hơn nữa, một số cha xứ không có sự đồng cảm với giới trẻ, chỉ biết dùng uy quyền của mình để nói, thì chính nơi tòa giảng, vị trí cao trọng của các vị linh mục, đã làm cho người trẻ cảm thấy các ngài thiếu gần gũi, còn bản thân người trẻ bị lạc lõng ngay trong nhà của cha mình.

2.4. Nguyên nhân từ xã hội

Giới trẻ ngày nay đang bị thử thách bởi những cám dỗ của phong trào, của một nhóm người. Họ chạy đến Đức Mẹ hay các Thánh khi gặp đau khổ, họ nghe ở đâu có dấu lạ hay Đức Mẹ hiện ra là họ tò mò chạy đến xem bằng được, nhưng tại nhà thờ, nơi có Chúa đang ngự trên bàn Thánh, nơi nhận được ơn phúc dồi dào, thì họ lại không đến?

Bên cạnh đó, do khoa học phát triển làm cho con người trở nên thực dụng hơn, và họ cũng đòi những gì họ tin phải sờ được thấy được, kiểm chứng được mới tin. Chẳng hạn cầu nguyện cứ đòi phải Chúa nhận lời ngay, Chúa chưa đáp ứng thì bỏ nhà thờ. Đồng thời, do ảnh hưởng của thời đại toàn cầu hóa, giới trẻ hôm nay dường như đang khao khát chờ đợi một điều gì đó khác hơn so với những lối cử hành Thánh lễ buồn tẻ. Điều này có thể thấy rõ vào những lễ Chúa nhật, một số bạn trẻ thường đi tới các giáo xứ có Thánh lễ long trọng, bài giảng thật hấp dẫn và sống động, ca đoàn hát hay… dễ thu hút họ. Linh mục An-Phong-sô Phạm Gia Thụy, CSSR cho biết: “Do đời sống tục hóa làm cho giới trẻ đánh mất cảm thức về đời sống tâm linh nên họ không thiết tha đến với Chúa nữa”.

Có thể nói, lối sống của thời toàn cầu hóa là lối sống mở. Quan niệm về luân lý cũng biến đổi nhiều so với sự đổi thay của môi trường sống là nơi diễn ra những khác biệt về kinh tế xã hội, chủng tộc, văn hóa giới tính,v.v. tạo nên những thách đố khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đức tin của giới trẻ chúng ta. “Một Giám mục Á Châu có lý khi ví toàn cầu hóa như một luồng gió mát lạnh đem đến nhiều lợi ích và thỏa mái, mà chúng ta cần mở rộng cửa để đón nhận. Mặc dù, đôi khi nó cũng mang chứng khí, bão tố và một vài con muỗi”[3]

3. Để củng cố đức tin

3.1. Về phía bản thân

Để củng cố đức tin, bản thân các bạn trẻ không chỉ cố gắng học hỏi trau dồi về giáo lý, Kinh Thánh mà còn phải sống đức tin một cách sung mãn. Chính Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã nói: “Các bạn thân mến, tôi mời gọi các bạn hãy tăng cường con đường đức tin của các bạn nơi Thiên Chúa, là Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta”[4].

Hơn nữa, các bạn siêng năng tới với Chúa, nhất là đến với bí tích Thánh Thể và bí tích Giải Tội, chúng ta sẽ gặp gỡ được Đấng mà chúng ta ngày đêm tôn thờ và hết lòng yêu mến, tha thứ cho chúng ta. Chân phước Gioan Phaolô II đã nói: “Hỡi các bạn trẻ thân mến, hãy học “nhìn thấy”, “gặp gỡ” Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, tại đó Ngài hiện diện và gần gũi đến độ trở nên lương thực cho hành trình của chúng ta; trong bí tích Thống Hối, qua đó Chúa biểu lộ lòng từ bi của Ngài bằng cách ban ơn tha thứ”. Ngài còn nói: “Các bạn trẻ thân mến, các con hãy tự dấn thân làm nên Giáo hội. Vì thế, các con càng đi sâu vào hiệp thông với Chúa Giêsu: nhờ phụng vụ, giáo lý đời sống huynh đệ trong cộng đoàn. Các con hãy khiêm tốn và quảng đại tham gia các sinh hoạt của giáo xứ, các đoàn thể”[5].

Bên cạnh đó, các bạn hãy noi gương các Thánh là những người đã đổ ra đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ đức tin của mình. Chẳng hạn như Chân Phước Anrê Phú Yên đã dâng hiến cả tuổi trẻ của mình để bảo vệ đức tin. Trong hạnh các thánh, chúng ta có nhiều tấm gương của các thánh đã xây dựng cuộc sống của họ trên Lời Chúa. Tổ phụ Abraham là người đầu tiên trong số những người ấy. “Cha chúng ta trong đức tin” đã vâng phục Thiên Chúa, Đấng đã yêu cầu ông rời bỏ quê hương để tiến bước về một xứ xa lạ. “Abraham đã tin Thiên Chúa, và điều này làm cho ông được coi là công chính, và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa” (Gc 2,23).

Vì Thiên Chúa là Tình Yêu cho nên “tin” là phải “yêu”, yêu người như Chúa yêu ta. Mời các bạn trẻ cùng nhìn vào con người thật của Stêphanô: Khi chấp nhận bị người ta xử tử bằng cách ném đá để làm chứng cho niềm tin vào Đức Giêsu, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, thánh nhân đã ngước mắt lên trời mà nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7,60). Mời các bạn trẻ chiêm ngắm cô thiếu nữ Maria Goretti, sau khi bị kẻ cuồng dâm 20 tuổi Alessandro đâm nhiều nhát dao vào người vì chống trả, đã nói: “Vì tình yêu Chúa Giêsu, tôi tha thứ cho anh ấy và muốn anh ấy sẽ ở trên Thiên Đàng với tôi.” Mời các bạn trẻ nhìn vào con người linh mục Maximilian Kolbe đã tình nguyện chịu chết thay cho một người tù không hề quen biết trong trại tập trung Đức Quốc Xã năm 1941. Cuối cùng, mời các bạn trẻ chứng kiến hình ảnh Chân Phước Gioan Phaolô II, đích thân xin nhà cầm quyền Ý tha cho người đã ám sát mình là Mehmet Ali Agca và vào tù thăm anh ta để nói với anh rằng: “Tôi tha thứ cho bạn.”

Một tình yêu thật sự phải xuất phát từ trái tim chỉ mong muốn điều tốt lành và hạnh phúc cho tha nhân. Đó là cách các bạn sống đức tin và thể hiện niềm tin cho thế giới hôm nay. Hãy để lời Chúa triển nở trong lòng chúng ta: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).

3.2. Về phía gia đình

Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các bạn trẻ sống đức tin một cách sung mãn. Một gia đình mà trong đó cha mẹ và mọi người sống đạo đức, thánh thiện biết yêu thương lẫn nhau thì con cái sẽ noi gương cha mẹ. Hơn nữa, con cái cần được lớn lên trong bầu khí đức tin sống động của gia đình: “Thường xuyên nghe những lời cầu nguyện của cha mẹ, được cha mẹ dạy dỗ cầu nguyện, được nhắc nhở về những ơn lành thánh và sự hiện diện của Chúa, được động viên học hỏi giáo lý, tham dự Thánh lễ, sinh hoạt hội đoàn, được chứng kiến đời sống đức tin cụ thể qua những chọn lựa yêu thương và hy sinh cho nhau mỗi ngày, con cái sẽ thấm nhuần lối sống đức tin đó vào cuộc sống của riêng nó trong xã hội. Nhiều người trưởng thành hiện nay rất xúc động khi nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình được cha mẹ dạy cúi đầu trước bàn thờ, bắt tay dạy làm dấu thánh giá: “Khi con đặt tay trên trán, con hãy nghĩ đến Chúa là cha dựng nên con, khi con đặt tay trên ngực là chỗ trái tim con dục lòng mến Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người, khi con đặt tay bên trái và bên phải, con nghĩ đến Chúa Thánh Thần, xin Ngài ban sức mạnh phù hộ con, khi đọc Amen, con xếp hình Thánh Giá và hôn lấy ơn cứu độ của con. Lòng đạo đức bình dân đã tạo nên bầu khí đức tin bao trùm cả một ngày sống của gia đình”[6].

Bên cạnh đó, cha mẹ không chỉ có bổn phận giáo dục đời sống đức tin cho con mình mà còn giúp con cái nhận ra hạnh phúc được làm con Thiên Chúa. Chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Nếu các bạn trẻ, các con của chúng ta chưa nhận ra hạnh phúc được làm con Thiên Chúa, được sống dưới sự hiện diện của Ngài, và chưa cảm nghiệm được tình yêu cứu độ của Đức Kitô thì bổn phận cha mẹ chưa hoàn thành. Vì thế, các bậc cha mẹ cần khuyên bảo, tạo điều kiện cho con cái đào sâu đức tin qua các lớp giáo lý”. Hơn nữa, trong sứ điệp ngày Quốc tế Giới trẻ 2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI có nói: “Học hỏi giáo lý bằng niềm đam mê”. Ngài thúc giục giới trẻ vì họ phải được bén rễ sâu trong đức tin của cha mẹ để chống lại sự cám dỗ của thời đại và tránh dùng những vết thương mới nhất gây ra cho cộng đồng các tín hữu bằng sự ác và tội lỗi bên trong, thậm chí trong trái tim của Giáo hội, như là một nguyên cớ để chạy trốn Thiên Chúa”.

3.3. Về phía giáo xứ

Giáo xứ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và hun đúc đời sống đức tin cho giới trẻ. Nhiều bạn trẻ mong muốn giáo xứ nên quan tâm và nâng đỡ các bạn trẻ nhiều hơn. Đồng thời, giáo xứ nên tổ chức các lớp giáo lý cho các bạn trẻ. Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1992 có nói: “Ngoài ra, cần có những lớp giáo lý cho người trẻ để họ phát triển đời sống đức tin phù hợp với đà tiến của họ trong cuộc sống, và những khóa dự bị hôn nhân để giúp họ xây dựng những gia đình Công giáo gương mẫu. Phải đặc biệt chú ý đến những người học lên bậc đại học, để giúp họ phát triển sự hiểu biết và đời sống đức tin cho phù hợp với trình độ trí thức của họ”.

Hơn nữa, giáo xứ nên có những buổi học hỏi, hội thảo, thuyết trình về đời sống đức tin hoặc những cuộc thi tìm hiểu về giáo lý. Thiết nghĩ qua những buổi này, các bạn sẽ có cơ hội không những củng cố đức tin của mình mà còn là cơ hội cho các bạn học hỏi giao lưu với nhau.

Mặt khác, cha xứ nên quan tâm tạo điều kiện cho các bạn trẻ trong việc sống và làm chứng cho đức tin. Tôi được biết một số cha xứ đã có những sáng kiến rất hay, ngài liên lạc với cha xứ nơi các bạn trẻ di dân trong giáo xứ đang học tập và làm việc ở đó để nhờ cha xứ nơi đó giúp đỡ và thỉnh thoảng cha xứ ghé thăm và động viên các bạn. Hơn nữa, cha còn thành lập nhóm để cho các bạn tiện liên lạc và nâng đỡ nhau.

3.4. Về phía Giáo hội

Giáo hội nên tạo mọi điều kiện cho giới trẻ có môi trường sinh hoạt. Hơn nữa, Giáo hội cũng ý thức rằng, để có một cộng đồng nhân loại như lòng mong ước, sự quan tâm giáo dục cho thế hệ tương lai phải đứng hàng đầu; giới trẻ là tương lai của của Giáo hội. Đồng thời, giới trẻ cũng là chủ nhân tương lai của nhân loại, “Vì thế mà cả xã hội cũng như Giáo hội đều phải quan tâm đến giới trẻ, để giúp họ đảm nhận lấy vai trò hôm nay và ngày mai của họ trong xã hội và Giáo hội” (Thư Chung 1992).

Bên cạnh đó, muốn đạt được một giáo dục mục vụ giới trẻ tốt, chúng ta cần hiểu biết người trẻ; nhất là muốn lãnh đạo người trẻ, chúng ta cần đi sâu vào đời sống người trẻ hơn, vì “vô tri bất mộ”. Và như thánh Gioan Don Bosco nói: “Hãy làm bạn trẻ hiểu rằng chúng ta yêu mến họ, rồi họ sẽ thực hành điều chúng ta muốn”. Hơn nữa, chúng ta vui mừng và hy vọng vào một lớp trẻ, lớp tuổi teen năng động, nhiệt thành, có thiện chí và yêu mến Giêsu, thần tượng của giới trẻ mọi thời. Trong niềm vui và hy vọng ấy, chúng ta cần thêm sáng kiến để có cơ hội giới thiệu gương mặt Đức Kitô - một người trẻ hôm qua, hôm nay và mãi mãi cho giới trẻ.

Kinh nghiệm rõ các vấn đề trên, các giám mục đã khuyến khích giới trẻ chăm lo trau dồi kiến thức và đạo đức, như một điều kiện cần thiết để bước vào tương lai với những đóng góp hữu hiệu cho xã hội và Giáo hội: “Giới trẻ hôm nay thế nào thì Đất nước và Giáo hội Việt Nam ngày mai sẽ như vậy... Để xây dựng tương lai cho Đất nước và Giáo hội, các bạn cần trau dồi đạo đức và trí thức hầu tích cực phục vụ hơn. Các bạn nên nhớ rằng khi cầu tiến trong lãnh vực học thức, thì cũng phải cầu toàn trong lãnh vực nghề nghiệp để có thể phục vụ với tinh thần khiêm tốn vô vị lợi. Thời nào cũng cần đến những con người tài đức và trung hiếu, luôn biết coi trọng chữ tín” (Thư Chung 1998).

Tóm lại

Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời của Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm nhắn nhủ các bạn trẻ trong dịp Đại hội Giới trẻ hạt Gia Định: “Giới trẻ chúng con nên sống có ý thức và trân trọng giữ gìn đức tin, dưới tác động của Chúa, tất cả mọi người cố gắng sống tốt hơn, góp phần tích cực vào công cuộc loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô cho mọi người như lời thánh Phaolô: Chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa” (2Cr 4, 5)”[7]. Hơn nữa, các bạn nên cố gắng học hỏi và tự trau dồi về đời sống đức tin. “Xin gởi đến các bạn câu nói để đời của cố Tổng thống Mỹ Kennedy: “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”. Chúng ta có thể thay chữ “đất nước” trong câu đó bằng chữ “Giáo hội” và chúng ta sẽ có một câu tương tự: “Đừng hỏi Giáo hội đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho Giáo hội”. Hãy dùng hết năng lực, nhiệt tâm và sáng kiến của bạn cộng tác cho giáo xứ của các bạn mỗi ngày một tốt hơn ”[8].

A CHRISTMAS FAIRY


A CHRISTMAS FAIRY

 JOHN STRANGE WINTER

It was getting very near to Christmas time, and all the boys at Miss Ware's school were talking about going home for the holidays.

 "I shall go to the Christmas festival," said Bertie Fellows," and my mother will have a party, and my Aunt will give another. Oh! I shall have a splendid time at home."

 "My Uncle Bob is going to give me a pair of skates," remarked Harry Wadham.

 "My father is going to give me a bicycle," put in George Alderson.

 "Will you bring it back to school with you?" asked Harry.

 "Oh! yes, if Miss Ware doesn't say no."

 "Well, Tom," cried Bertie, "where are you going to spend your holidays?"

 "I am going to stay here," answered Tom in a very forlorn voice.

 "Here--at school--oh, dear! Why can't you go home?"

 "I can't go home to India," answered Tom.

 "Nobody said you could. But haven't you any relatives anywhere?"

 Tom shook his head. "Only in India," he said sadly.

 "Poor fellow! That's hard luck for you. I'll tell you what it is, boys, if I couldn't go home for the holidays, especially at Christmas—I think I would just sit down and die."

 "Oh, no, you wouldn't," said Tom. "You would get ever so homesick, but you wouldn't die. You would just get through somehow, and hope something would happen before next year, or that some kind fairy would--"

 "There are no fairies nowadays," said Bertie.

 "See here, Tom, I'll write and ask my mother to invite you to go home with me for the holidays."

 "Will you really?"

 "Yes, I will. And if she says yes, we shall have such a splendid time. We live in London, you know, and have lots of parties and fun."

 "Perhaps she will say no?" suggested poor little Tom.

 "My mother isn't the kind that says no," Bertie declared loudly.

 In a few days' time a letter arrived from Bertie's mother. The boy opened it eagerly. It said:

 My own dear Bertie:

 I am very sorry to tell you that little Alice is ill with scarlet fever. And so you cannot come for your holidays. I would have been glad to have you bring your little friend with you if all had been well here.

 Your father and I have decided that the best thing that you can do is to stay at Miss Ware's. We shall send your Christmas present to you as well as we can.

 It will not be like coming home, but I am sure you will try to be happy, and make me feel that you are helping me in this sad time.

 Dear little Alice is very ill, very ill indeed. Tell Tom that I am sending you a box for both of you, with two of everything. And tell him that it makes me so much happier to know that you will not be alone.

                                                                 Your own mother.

 When Bertie Fellows received this letter, which ended all his Christmas hopes and joys, he hid his face upon his desk and sobbed aloud. The lonely boy from India, who sat next to him, tried to comfort his friend in every way he could think of. He patted his shoulder and whispered many kind words to him.

 At last Bertie put the letter into Tom's hands. "Read it," he sobbed.

 So then Tom understood the cause of Bertie's grief. "Don't fret over it," he said at last. "It might be worse. Why, your father and mother might be thousands of miles away, like mine are. When Alice is better, you will be able to go home. And it will help your mother if she thinks you are almost as happy as if you could go now."

 Soon Miss Ware came to tell Bertie how sorry she was for him.

 "After all," said she, smiling down on the two boys, "it is an ill wind that blows nobody good. Poor Tom has been expecting to spend his holidays alone, and now he will have a friend with him--Try to look on the bright side, Bertie, and to remember how much worse it would have been if there had been no boy to stay with you."

 "I can't help being disappointed, Miss Ware," said Bertie, his eyes filling with tears.

 "No; you would be a strange boy if you were not. But I want you to try to think of your poor mother, and write her as cheerfully as you can."

 "Yes," answered Bertie; but his heart was too full to say more.

 The last day of the term came, and one by one, or two by two, the boys went away, until only Bertie and Tom were left in the great house. It had never seemed so large to either of them before.

 "It's miserable," groaned poor Bertie, as they strolled into the schoolroom. "Just think if we were on our way home now--how different."

 "Just think if I had been left here by myself," said Tom.

 "Yes," said Bertie, "but you know when one wants to go home he never thinks of the boys that have no home to go to."

 The evening passed, and the two boys went to bed. They told stories to each other for a long time before they could go to sleep. That night they dreamed of their homes, and felt very lonely. Yet each tried to be brave, and so another day began.

 This was the day before Christmas. Quite early in the morning came the great box of which Bertie's mother had spoken in her letter. Then, just as dinner had come to an end, there was a peal of the bell, and a voice was heard asking for Tom Egerton.

 Tom sprang to his feet, and flew to greet a tall, handsome lady, crying, "Aunt Laura! Aunt Laura!"

 And Laura explained that she and her husband had arrived in London only the day before. "I was so afraid, Tom," she said, "that we should not get here until Christmas Day was over and that you would be disappointed. So I would not let your mother write you that we were on our way home. You must get your things packed up at once, and go back with me to London. Then uncle and I will give you a splendid time."

 For a minute or two Tom's face shone with delight. Then he caught sight of Bertie and turned to his aunt.

 "Dear Aunt Laura," he said, "I am very sorry, but I can't go."

 "Can't go? and why not?"

 "Because I can't go and leave Bertie here all alone," he said stoutly. "When I was going to be alone he wrote and asked his mother to let me go home with him. She could not have either of us because Bertie's sister has scarlet fever. He has to stay here, and he has never been away from home at Christmas time before, and I can't go away and leave him by himself, Aunt Laura."

 For a minute Aunt Laura looked at the boy as if she could not believe him. Then she caught him in her arms and kissed him.

 "You dear little boy, you shall not leave him. You shall bring him along, and we shall all enjoy ourselves together. Bertie, my boy, you are not very old yet, but I am going to teach you a lesson as well as I can. It is that kindness is never wasted in this world."

 And so Bertie and Tom found that there was such a thing as a fairy after all.



Đang tải dữ liệu, chờ chút nha bạn!!!...