I. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
1. Mở bài.
- Giới thiệu, dẫn dắt vào đề- Nêu tư tưởng đạo lí cần bàn luận
2. Thân bài.
- Giải thích rõ nội dung-tư tưởng cần bàn luận ( giải thích từ ngữ, khái niệm trong câu nói chứa đựng tư tưởng đạo lí cần bàn luận)- Phân tích mặt đúng của tư tưởng, đạo lí ( đưa ra dẫn chứng cụ thể từ cuộc sống, tác phẩm...)
- Bác bỏ những biểu hiện chưa đúng hoặc cách hiểu sai lệch có liên quan tới nội dung tư tưởng đang bàn luận ( đưa ra dẫn chứng cụ thể từ cuộc sống, tác phẩm...)
- Đánh giá tư tưởng đạo lí đang bàn luận ( đối với đời sống cá nhân,gia đình và xã hội )
3. Kết bài
- Tóm lại nội dung tư tưởng đã bàn luận ở trên- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học cho bản thân từ tư tưởng đạo lí trên.
II. Nghị luận về một hiện tượng xã hội.
1. Mở bài.
- Giới thiệu, dẫn dắt vào đề- Nêu hiện tượng xã hội cần bàn luận
2. Thân bài.
- Nêu rõ hiện tượng đời sống sẽ bàn luận ( trình bày hiểu biết của mình về hiện tượng đời sống đó)- Chỉ ra nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đó (nguyên nhân từ cá nhân,gia đình, xã hội...và kèm theo dẫn chứng cụ thể)
- Phân tích tác hại hay lợi ích của hiện tượng đời sống đó
- Nêu những biện pháp để cải thiện và làm phát triển hiện tượng đời sống đang bàn luận.
3. Kết bài
- Tóm lại nội dung hiện tượng đời sống đã bàn luận ở trên- Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đó (đưa ra quyết tâm sửa chữa)