Mọi cám dỗ đều là một cơ hội để làm điều đúng.
Trên con đường dẫn đến sự trưởng thành thuộc linh, ngay cả sự cám dỗ cũng trở thành hòn đá nâng bước thay vì hòn đá vấp chân hễ bạn nhận thức rằng đó là một cơ hội để làm điều đúng thay vì điều sai. Cám dỗ chỉ đơn giản là mang đến một lựa chọn. Sự cám dỗ là vũ khí chính của Sa-tan nhằm tiêu diệt bạn, nhưng Đức Chúa Trời lại muốn dùng nó để phát triển bạn. Mỗi khi bạn lựa chọn làm điều tốt thay vì phạm tội, bạn đang lớn lên trong nhân cách của Đấng Christ.
Để hiểu rõ việc này, trước hết bạn cần phải xác định những phẩm chất trong nhân cách của Đức Chúa Giê-su. Một trong những mô tả chính xác nhất về nhân cách của Ngài là chín trái Thánh Linh: "Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: không có luật pháp nào cấm các sự đó" (Ga 5:22-23).
Chín phẩm chất này là sự khai triển của Đại Mạng Lệnh và là một miêu tả thật đẹp đẽ về Đức Chúa Giê-su Christ. Chúa Giê-su là tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ trọn vẹn, tất cả trong một con người Giê-su. Có được bông trái của Thánh Linh tức là giống Đấng Christ.
Vậy thì làm sao để Thánh Linh sản sinh chín trái này trong cuộc đời bạn? Ngài có tạo chúng ra ngay tức thì không? Có phải một ngày nào đó bạn thức dậy và thình lình nhận được đầy đủ các phẩm chất này cách trọn vẹn không? Không. Bông trái luôn luôn lớn lên và chín muồi cách chậm chạp.
Câu tiếp theo đây là một trong những lẽ thật thuộc linh quan trọng nhất mà bạn từng học: Đức Chúa Trời phát triển bông trái của Thánh Linh trong cuộc đời bạn bằng cách cho phép bạn trải qua những hoàn cảnh trong đó bạn bị cám dỗ để làm ngược lại các phẩm chất kia! Sự phát triển nhân cách luôn bao hàm một lựa chọn, và sự cám dỗ đem lại lựa chọn đó.
Chẳng hạn, Đức Chúa Trời dạy chúng ta yêu thương bằng cách đặt để một số người không đáng yêu xung quanh chúng ta. Bạn chẳng cần tới nhân cách để yêu những người đáng yêu và đang yêu bạn. Đức Chúa Trời dạy chúng ta về sự vui mừng thật trong chốn buồn thảm, khi chúng ta chạy đến với Ngài. Hạnh phúc phụ thuộc vào những hoàn cảnh bên ngoài, nhưng niềm vui thì đặt nền tảng trên mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời xây dựng sự bình an thật trong lòng chúng ta, không phải bằng cách khiến cho mọi sự diễn ra đúng theo điều chúng ta muốn, bèn là bằng cách cho phép chúng ta gặp những hỗn loạn và hoang mang. Bất cứ ai cũng có thể thấy bình yên khi nhìn xem cảnh hoàng hôn xinh đẹp hoặc khi đang nghỉ ngơi giữa kỳ hè. Chúng ta học được sự bình an thật khi quyết định tin cậy Đức Chúa Trời trong những hoàn cảnh mà chúng ta bị cám dỗ để lo lắng hay sợ hãi. Cũng vậy, sự nhịn nhục hình thành trong những hoàn cảnh mà chúng ta buộc phải chờ đợi và bị cám dỗ để nổi giận hoặc bùng nổ!
Đức Chúa Trời dùng hoàn cảnh trái ngược với từng bông trái để chúng ta lựa chọn. Bạn không thể công bố điều tốt nếu chưa từng bị cám dỗ để làm điều xấu. Bạn không thể tuyên bố mình trung tín nếu chưa bao giờ có cơ hội để thất tín. Sự chính trực hình thành qua việc chiến thắng cám dỗ làm điều không ngay thẳng; sự khiêm nhường gia tăng khi chúng ta từ chối kiêu ngạo; và sự nhịn nhục phát triển mỗi khi bạn khước từ cám dỗ đầu hàng. Mỗi lần bạn đánh bại một cám dỗ, bạn trở nên giống Chúa Giê-su hơn!
Cám Dỗ Tác Động Như Thế Nào
Thật hữu ích khi biết rằng chúng ta hoàn toàn có thể đoán trước về Sa-tan. Hắn dùng cùng một chiến lược và mưu mẹo kể từ buổi Sáng Thế. Mọi cám dỗ đều đến theo một kiểu. Đó là lý do tại sao Phao-lô nói, "Chúng ta chẳng phải là không biết mưu chước của nó" (IICo 2:11). Nhờ Kinh Thánh, chúng ta biết rằng sự cám dỗ theo sau một tiến trình có bốn bước mà Sa-tan đã dùng để cám dỗ A-đam, Ê-va và cả Chúa Giê-su.
Trong bước thứ nhất, Sa-tan xác định một mong muốn trong lòng bạn. Đó có thể là một mong muốn tội lỗi, chẳng hạn như muốn trả thù hoặc điều khiển những người khác, hay đó cũng có thể là một mong muốn hợp lý, bình thường, chẳng hạn như mong muốn được yêu thương và coi trọng hoặc khoái lạc. Sự cám dỗ bắt đầu khi Sa-tan đề nghị (bằng một suy nghĩ) bạn chiều theo mong muốn xấu xa hoặc thỏa đáp một mong muốn hợp lý nhưng không đúng lúc hoặc không đúng cách. Hãy luôn luôn cảnh giác trước những con đường tắt. Chúng thường là cám dỗ! Sa-tan thì thầm, "Mình xứng đáng mà! Mình phải có nó ngay! Chắc nó sẽ thú vị... dễ chịu... hoặc khiến mình thấy thoải mái hơn."
Chúng ta nghĩ rằng sự cám dỗ nằm xung quanh chúng ta, nhưng Đức Chúa Trời phán rằng nó bắt đầu từ bên trong. Nếu bạn không có một khao khát bên trong, cám dỗ không thể thu hút bạn được. Sự cám dỗ luôn bắt đầu trong tâm trí của bạn chứ không phải trong các hoàn cảnh. Chúa Giê-su phán, "Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng" (Mac 7:21-23). Gia-cơ nói với chúng ta rằng có cả "một đạo quân dục vọng bên trong anh em" (Gia 4:1 bản LB-ND).
Bước thứ hai là nghi ngờ. Sa-tan cố gắng khiến bạn nghi ngờ những gì Đức Chúa Trời đã phán về tội lỗi: Điều này có thật là sai không? Thật ra Chúa có bảo là đừng làm như vậy không? Phải chăng Chúa chỉ cấm việc này đối với một số người ở vào một thời điểm khác? Chúa không muốn mình vui sao? Kinh Thánh cảnh báo rằng, "Hỡi anh em, hãy giữ lấy, kẻo ai trong anh em có lòng dữ và chẳng tin mà trái bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng" (He 3:12).
Bước thứ ba là lừa dối. Sa-tan không thể nói lẽ thật và hắn được gọi là "cha của sự nói dối." Bất cứ điều gì hắn nói với bạn hoặc là dối trá hoặc chỉ có một nửa sự thật. Sa-tan chen lời dối trá của hắn vào để thế chỗ cho điều Đức Chúa Trời đã phán trong Lời Ngài. Sa-tan nói, "Ngươi sẽ không chết đâu. Ngươi sẽ trở nên khôn ngoan hơn, giống như Đức Chúa Trời. Ngươi có thể thoát được mà. Sẽ không có ai khác biết đâu. Nó sẽ giải quyết vấn đề của ngươi. Ngoài ra, mọi người khác đều làm như thế mà. Đây chỉ là một tội nhỏ thôi." Nhưng một tội nhỏ cũng giống như bào thai mới: Cuối cùng thì nó cũng sẽ lộ ra.
Bước thứ tư là bất tuân. Cuối cùng bạn sẽ hành động theo suy nghĩ trong tâm trí của mình. Điều lúc mới bắt đầu chỉ là một ý tưởng, giờ đã thành hành động. Bạn nhượng bộ trước bất cứ điều gì khiến bạn chú ý. Bạn tin nơi những lời dối trá của Sa-tan và rơi vào cái bẫy mà Gia-cơ đã cảnh báo rằng: "Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. Hỡi anh em yêu dấu, chớ tự dối mình" (Gia 1:14-16).
Chiến Thắng Cám Dỗ
Hiểu về cách cám dỗ tác động tự bản thân nó là một việc hữu ích, nhưng cũng có những bước mà bạn phải theo để chiến thắng nó.
Đừng để bị dọa dẫm. Nhiều Cơ-đốc nhân ngày nay sợ hãi và mất tinh thần trước những ý tưởng cám dỗ, thấy mặc cảm tội lỗi vì họ không "vượt qua" được cám dỗ. Họ thấy xấu hổ chỉ vì bị cám dỗ. Đây là một hiểu lầm về sự trưởng thành. Bạn sẽ không bao giờ tránh được cám dỗ.
Trên một phương diện, bạn có thể xem cám dỗ là lời thăm hỏi. Sa-tan không cần phải cám dỗ những người đã làm theo ý muốn xấu xa của hắn; họ đã thuộc về hắn rồi. Cám dỗ là một dấu hiệu cho thấy rằng Sa-tan ghét bạn, chứ không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối hay đam mê trần gian. Nó cũng là một việc bình thường khi làm người và sống trong một thế giới sa ngã. Đừng ngạc nhiên hoặc bị sốc hay chán nản vì nó. Hãy ý thức về tính không thể tránh được của cám dỗ; bạn sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn tránh được cám dỗ. Kinh Thánh chép, "Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được" (ICo 10:13).
Gặp cám dỗ không phải là một tội. Chúa Giê-su đã gặp cám dỗ nhưng Ngài không bao giờ phạm tội. Sự cám dỗ chỉ trở thành tội lỗi khi bạn làm theo nó. Martin Luther đã nói, "Bạn không thể cấm chim bay ngang đầu mình, nhưng bạn có thể ngăn chúng làm tổ trên đầu bạn." Bạn không thể ngăn ma quỷ gieo vào lòng bạn các ý tưởng, nhưng bạn có thể quyết định không nghe hay hành động theo chúng.
Chẳng hạn, có nhiều người không phân biệt được sự thu hút về giới tính và sự gợi cảm hay ham muốn xác thịt. Chúng không giống nhau. Đức Chúa Trời tạo dựng mỗi người trong chúng ta là một hữu thể có giới tính, và điều đó là tốt lành. Sự thu hút hay gợi cảm là điều rất tự nhiên, tự phát, là những phản ứng trước vẻ đẹp cơ thể do Đức Chúa Trời tạo ra, trong khi đó sự tham dục là một hành động có chủ tâm của ý chí. Tham dục là một lựa chọn trong tâm trí liên quan đến điều bạn muốn làm với thân thể của mình. Bạn có thể bị thu hút hay thậm chí gợi cảm mà không phạm tội ham muốn. Nhiều người, đặc biệt là những người đàn ông Cơ-đốc, thấy mặc cảm tội lỗi khi những hormone sinh dục, mà Đức Chúa Trời tạo dựng, của họ hoạt động. Khi họ tự động chú ý đến một người phụ nữ thu hút, họ cho rằng đó là sự tham dục và cảm thấy xấu hổ đồng thời tự kết tội mình. Nhưng sự thu hút không phải là ham muốn miễn là bạn đừng quá chăm chú vào nó.
Thật ra, bạn càng gần Đức Chúa Trời bao nhiêu, Sa-tan càng cố gắng cám dỗ bạn bấy nhiêu. Giây phút bạn trở thành con của Đức Chúa Trời, Sa-tan, giống như một kẻ cướp đánh người, lập ra một "cam kết" về bạn. Bạn trở thành kẻ thù của hắn, và hắn lên kế hoạch để đánh đổ bạn.
Thỉnh thoảng, trong lúc cầu nguyện, Sa-tan sẽ gieo vào lòng bạn một suy nghĩ kỳ dị hoặc xấu xa chỉ để khiến bạn phân tâm và làm bạn xấu hổ. Đừng sợ hãi hay xấu hổ vì điều này, nhưng hãy ý thức rằng Sa-tan run sợ khi bạn cầu nguyện và hắn sẽ cố làm mọi chuyện để ngăn trở. Thay vì tự kết tội mình rằng, "Sao tôi lại có một ý nghĩ như thế chứ?" hãy xem nó như là tác động gây nhiễu của Sa-tan và lập tức tập trung trở lại Đức Chúa Trời.
Tìm hiểu về cách bạn hay bị cám dỗ nhất và chuẩn bị sẵn sàng. Có một số tình huống khiến bạn dễ sa vào cám dỗ hơn là các tình huống khác. Có một số hoàn cảnh sẽ khiến bạn gần như vấp chân ngay lập tức, trong khi những hoàn cảnh khác thường không khiến bạn bận tâm lắm. Các hoàn cảnh này đặc biệt phù hợp với những yếu đuối của bạn, và bạn cần phải xác định được chúng vì Sa-tan chắc chắn biết rõ! Hắn biết chính xác điều gì dễ khiến bạn vấp ngã nhất, và hắn liên tục tìm cách đưa bạn vào các hoàn cảnh này. Phi-e-rơ cảnh báo, "Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỷ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được" (IPhi 5:8).
Hãy tự hỏi bạn, "Tôi bị cám dỗ nhiều nhất khi nào? Ngày nào trong tuần? Giờ nào trong ngày?" Hãy hỏi, "Tôi bị cám dỗ nhiều nhất ở đâu? Lúc làm việc? Khi ở nhà? Lúc ở nhà người hàng xóm? Trong sân thể thao? Ngoài phi trường hay trong khách sạn?
Hãy hỏi, "Ai ở với tôi khi tôi bị cám dỗ nhiều nhất? Những người bạn? Các đồng nghiệp? Một đám đông những người lạ? Khi ở một mình?" Cũng hãy hỏi, "Tôi thường cảm thấy như thế nào khi mình bị cám dỗ nhiều nhất?" Đó có thể là lúc bạn mệt mỏi, cô đơn, chán nản, thất vọng hay bị căng thẳng. Đó có thể là lúc bạn gặp đau đớn, nóng giận, lo lắng, sau khi được thành công lớn hoặc một trải nghiệm thuộc linh.
Bạn cần phải xác định cách bạn thường gặp cám dỗ nhất và rồi chuẩn bị để tránh những tình huống đó càng nhiều càng tốt. Kinh Thánh nói rằng chúng ta phải chuẩn bị và đối đầu với cám dỗ. Phao-lô nói, "Đừng cho ma quỷ nhân dịp" (Eph 4:27). Kế hoạch khôn ngoan làm giảm cám dỗ. Hãy làm theo lời khuyên trong Châm Ngôn: "Hãy cẩn thận lên kế hoạch điều con làm... Hãy tránh điều ác và bước thẳng tới. Đừng rời khỏi con đường chánh trực" (Ch 4:26-27 bản TEV-ND). "Đạo của người ngay thẳng, ấy là lìa bỏ sự ác; ai canh giữ tánh nết mình giữ lấy linh hồn mình" (16:17).
Cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ. Thiên đàng là đường dây nóng 24/24. Đức Chúa Trời muốn bạn cầu xin Ngài giúp đỡ bạn thắng hơn cám dỗ. Ngài phán, "Trong ngày gian truân hãy kêu cầu cùng ta: Ta sẽ giải cứu ngươi, và ngươi sẽ ngợi khen ta" (Thi 50:15).
Tôi gọi đây là lời cầu nguyện "sóng ngắn" vì nó nhanh và đến đúng chỗ: Cứu với! SOS! Cấp cứu! Khi cám dỗ tấn công, bạn không có thời gian để nói chuyện dài dòng với Đức Chúa Trời; bạn chỉ kịp kêu lên mà thôi. Đa-vít, Đa-ni-ên, Phi-e-rơ, Phao-lô và hàng triệu người khác đã cầu nguyện như thế trong lúc gặp rắc rối.
Kinh Thánh bảo đảm rằng mỗi khi bạn kêu cầu giúp đỡ thì sẽ được nhậm vì Đức Chúa Giê-su đồng cảm với sự tranh chiến của chúng ta. Ngài cũng đã đối diện với những cám dỗ mà chúng ta đối diện. Ngài "cảm thông mọi yếu đuối của chúng ta, vì Ngài cũng đã gặp phải những thử thách mà chúng ta gặp, song Ngài chẳng hề phạm tội" (He 4:15).
Nếu Đức Chúa Trời đang chờ đợi để giúp chúng ta đánh bại sự cám dỗ, tại sao chúng ta không chạy đến với Ngài thường xuyên hơn? Chân thành mà nói, nhiều khi chúng ta không muốn được giúp đỡ! Chúng ta muốn chìu theo sự cám dỗ dù biết rằng nó sai. Ngay lúc đó chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết điều gì là tốt nhất cho mình, nhiều hơn cả điều Chúa biết. Vào những lúc khác, chúng ta ngại cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ vì chúng ta cứ chìu theo sự cám dỗ đó hết lần này đến lần khác. Nhưng Đức Chúa Trời chẳng bao giờ bực bội, chán nản, hay thiếu kiên nhẫn khi chúng ta cứ chạy trở lại với Ngài. Ngài chép, "Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng" (He 4:16).
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời là đời đời, và sự nhẫn nhục của Ngài là mãi mãi. Nếu bạn có kêu cầu Đức Chúa Trời giúp đỡ đến hai trăm lần một ngày để chiến thắng một cám dỗ nào đó, Ngài sẽ vẫn nóng lòng thương xót mà ban ơn, cho nên hãy can đảm chạy đến với Ngài. Hãy xin Ngài ban cho bạn năng lực để làm điều đúng và rồi mong đợi Ngài sẽ ban cho.
Những cám dỗ khiến chúng ta lệ thuộc vào Đức Chúa Trời. Cũng giống như bộ rễ đâm sâu hơn vào đất khi gió thổi mạnh vào cây, mỗi khi bạn đứng lên chống lại một cám dỗ, bạn sẽ trở nên giống Đức Chúa Giê-su Christ hơn. Khi bạn vấp ngã (là điều mà chắc chắn bạn sẽ bị), thì không có nghĩa là mọi sự đã chấm dứt. Thay vì chìu theo hay đầu hàng cám dỗ, hãy nhìn lên Đức Chúa Trời, trông đợi Ngài giúp bạn và hãy nhớ rằng phần thưởng đang chờ đợi bạn: "Phước cho người bị cám dỗ; vì lúc đã chịu nổi sự thử thách rồi, thì sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài" (Gia 1:12).
Trên con đường dẫn đến sự trưởng thành thuộc linh, ngay cả sự cám dỗ cũng trở thành hòn đá nâng bước thay vì hòn đá vấp chân hễ bạn nhận thức rằng đó là một cơ hội để làm điều đúng thay vì điều sai. Cám dỗ chỉ đơn giản là mang đến một lựa chọn. Sự cám dỗ là vũ khí chính của Sa-tan nhằm tiêu diệt bạn, nhưng Đức Chúa Trời lại muốn dùng nó để phát triển bạn. Mỗi khi bạn lựa chọn làm điều tốt thay vì phạm tội, bạn đang lớn lên trong nhân cách của Đấng Christ.
Để hiểu rõ việc này, trước hết bạn cần phải xác định những phẩm chất trong nhân cách của Đức Chúa Giê-su. Một trong những mô tả chính xác nhất về nhân cách của Ngài là chín trái Thánh Linh: "Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: không có luật pháp nào cấm các sự đó" (Ga 5:22-23).
Chín phẩm chất này là sự khai triển của Đại Mạng Lệnh và là một miêu tả thật đẹp đẽ về Đức Chúa Giê-su Christ. Chúa Giê-su là tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ trọn vẹn, tất cả trong một con người Giê-su. Có được bông trái của Thánh Linh tức là giống Đấng Christ.
Vậy thì làm sao để Thánh Linh sản sinh chín trái này trong cuộc đời bạn? Ngài có tạo chúng ra ngay tức thì không? Có phải một ngày nào đó bạn thức dậy và thình lình nhận được đầy đủ các phẩm chất này cách trọn vẹn không? Không. Bông trái luôn luôn lớn lên và chín muồi cách chậm chạp.
Câu tiếp theo đây là một trong những lẽ thật thuộc linh quan trọng nhất mà bạn từng học: Đức Chúa Trời phát triển bông trái của Thánh Linh trong cuộc đời bạn bằng cách cho phép bạn trải qua những hoàn cảnh trong đó bạn bị cám dỗ để làm ngược lại các phẩm chất kia! Sự phát triển nhân cách luôn bao hàm một lựa chọn, và sự cám dỗ đem lại lựa chọn đó.
Chẳng hạn, Đức Chúa Trời dạy chúng ta yêu thương bằng cách đặt để một số người không đáng yêu xung quanh chúng ta. Bạn chẳng cần tới nhân cách để yêu những người đáng yêu và đang yêu bạn. Đức Chúa Trời dạy chúng ta về sự vui mừng thật trong chốn buồn thảm, khi chúng ta chạy đến với Ngài. Hạnh phúc phụ thuộc vào những hoàn cảnh bên ngoài, nhưng niềm vui thì đặt nền tảng trên mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời xây dựng sự bình an thật trong lòng chúng ta, không phải bằng cách khiến cho mọi sự diễn ra đúng theo điều chúng ta muốn, bèn là bằng cách cho phép chúng ta gặp những hỗn loạn và hoang mang. Bất cứ ai cũng có thể thấy bình yên khi nhìn xem cảnh hoàng hôn xinh đẹp hoặc khi đang nghỉ ngơi giữa kỳ hè. Chúng ta học được sự bình an thật khi quyết định tin cậy Đức Chúa Trời trong những hoàn cảnh mà chúng ta bị cám dỗ để lo lắng hay sợ hãi. Cũng vậy, sự nhịn nhục hình thành trong những hoàn cảnh mà chúng ta buộc phải chờ đợi và bị cám dỗ để nổi giận hoặc bùng nổ!
Đức Chúa Trời dùng hoàn cảnh trái ngược với từng bông trái để chúng ta lựa chọn. Bạn không thể công bố điều tốt nếu chưa từng bị cám dỗ để làm điều xấu. Bạn không thể tuyên bố mình trung tín nếu chưa bao giờ có cơ hội để thất tín. Sự chính trực hình thành qua việc chiến thắng cám dỗ làm điều không ngay thẳng; sự khiêm nhường gia tăng khi chúng ta từ chối kiêu ngạo; và sự nhịn nhục phát triển mỗi khi bạn khước từ cám dỗ đầu hàng. Mỗi lần bạn đánh bại một cám dỗ, bạn trở nên giống Chúa Giê-su hơn!
Cám Dỗ Tác Động Như Thế Nào
Thật hữu ích khi biết rằng chúng ta hoàn toàn có thể đoán trước về Sa-tan. Hắn dùng cùng một chiến lược và mưu mẹo kể từ buổi Sáng Thế. Mọi cám dỗ đều đến theo một kiểu. Đó là lý do tại sao Phao-lô nói, "Chúng ta chẳng phải là không biết mưu chước của nó" (IICo 2:11). Nhờ Kinh Thánh, chúng ta biết rằng sự cám dỗ theo sau một tiến trình có bốn bước mà Sa-tan đã dùng để cám dỗ A-đam, Ê-va và cả Chúa Giê-su.
Trong bước thứ nhất, Sa-tan xác định một mong muốn trong lòng bạn. Đó có thể là một mong muốn tội lỗi, chẳng hạn như muốn trả thù hoặc điều khiển những người khác, hay đó cũng có thể là một mong muốn hợp lý, bình thường, chẳng hạn như mong muốn được yêu thương và coi trọng hoặc khoái lạc. Sự cám dỗ bắt đầu khi Sa-tan đề nghị (bằng một suy nghĩ) bạn chiều theo mong muốn xấu xa hoặc thỏa đáp một mong muốn hợp lý nhưng không đúng lúc hoặc không đúng cách. Hãy luôn luôn cảnh giác trước những con đường tắt. Chúng thường là cám dỗ! Sa-tan thì thầm, "Mình xứng đáng mà! Mình phải có nó ngay! Chắc nó sẽ thú vị... dễ chịu... hoặc khiến mình thấy thoải mái hơn."
Chúng ta nghĩ rằng sự cám dỗ nằm xung quanh chúng ta, nhưng Đức Chúa Trời phán rằng nó bắt đầu từ bên trong. Nếu bạn không có một khao khát bên trong, cám dỗ không thể thu hút bạn được. Sự cám dỗ luôn bắt đầu trong tâm trí của bạn chứ không phải trong các hoàn cảnh. Chúa Giê-su phán, "Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng" (Mac 7:21-23). Gia-cơ nói với chúng ta rằng có cả "một đạo quân dục vọng bên trong anh em" (Gia 4:1 bản LB-ND).
Bước thứ hai là nghi ngờ. Sa-tan cố gắng khiến bạn nghi ngờ những gì Đức Chúa Trời đã phán về tội lỗi: Điều này có thật là sai không? Thật ra Chúa có bảo là đừng làm như vậy không? Phải chăng Chúa chỉ cấm việc này đối với một số người ở vào một thời điểm khác? Chúa không muốn mình vui sao? Kinh Thánh cảnh báo rằng, "Hỡi anh em, hãy giữ lấy, kẻo ai trong anh em có lòng dữ và chẳng tin mà trái bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng" (He 3:12).
Bước thứ ba là lừa dối. Sa-tan không thể nói lẽ thật và hắn được gọi là "cha của sự nói dối." Bất cứ điều gì hắn nói với bạn hoặc là dối trá hoặc chỉ có một nửa sự thật. Sa-tan chen lời dối trá của hắn vào để thế chỗ cho điều Đức Chúa Trời đã phán trong Lời Ngài. Sa-tan nói, "Ngươi sẽ không chết đâu. Ngươi sẽ trở nên khôn ngoan hơn, giống như Đức Chúa Trời. Ngươi có thể thoát được mà. Sẽ không có ai khác biết đâu. Nó sẽ giải quyết vấn đề của ngươi. Ngoài ra, mọi người khác đều làm như thế mà. Đây chỉ là một tội nhỏ thôi." Nhưng một tội nhỏ cũng giống như bào thai mới: Cuối cùng thì nó cũng sẽ lộ ra.
Bước thứ tư là bất tuân. Cuối cùng bạn sẽ hành động theo suy nghĩ trong tâm trí của mình. Điều lúc mới bắt đầu chỉ là một ý tưởng, giờ đã thành hành động. Bạn nhượng bộ trước bất cứ điều gì khiến bạn chú ý. Bạn tin nơi những lời dối trá của Sa-tan và rơi vào cái bẫy mà Gia-cơ đã cảnh báo rằng: "Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. Hỡi anh em yêu dấu, chớ tự dối mình" (Gia 1:14-16).
Chiến Thắng Cám Dỗ
Hiểu về cách cám dỗ tác động tự bản thân nó là một việc hữu ích, nhưng cũng có những bước mà bạn phải theo để chiến thắng nó.
Đừng để bị dọa dẫm. Nhiều Cơ-đốc nhân ngày nay sợ hãi và mất tinh thần trước những ý tưởng cám dỗ, thấy mặc cảm tội lỗi vì họ không "vượt qua" được cám dỗ. Họ thấy xấu hổ chỉ vì bị cám dỗ. Đây là một hiểu lầm về sự trưởng thành. Bạn sẽ không bao giờ tránh được cám dỗ.
Trên một phương diện, bạn có thể xem cám dỗ là lời thăm hỏi. Sa-tan không cần phải cám dỗ những người đã làm theo ý muốn xấu xa của hắn; họ đã thuộc về hắn rồi. Cám dỗ là một dấu hiệu cho thấy rằng Sa-tan ghét bạn, chứ không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối hay đam mê trần gian. Nó cũng là một việc bình thường khi làm người và sống trong một thế giới sa ngã. Đừng ngạc nhiên hoặc bị sốc hay chán nản vì nó. Hãy ý thức về tính không thể tránh được của cám dỗ; bạn sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn tránh được cám dỗ. Kinh Thánh chép, "Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được" (ICo 10:13).
Gặp cám dỗ không phải là một tội. Chúa Giê-su đã gặp cám dỗ nhưng Ngài không bao giờ phạm tội. Sự cám dỗ chỉ trở thành tội lỗi khi bạn làm theo nó. Martin Luther đã nói, "Bạn không thể cấm chim bay ngang đầu mình, nhưng bạn có thể ngăn chúng làm tổ trên đầu bạn." Bạn không thể ngăn ma quỷ gieo vào lòng bạn các ý tưởng, nhưng bạn có thể quyết định không nghe hay hành động theo chúng.
Chẳng hạn, có nhiều người không phân biệt được sự thu hút về giới tính và sự gợi cảm hay ham muốn xác thịt. Chúng không giống nhau. Đức Chúa Trời tạo dựng mỗi người trong chúng ta là một hữu thể có giới tính, và điều đó là tốt lành. Sự thu hút hay gợi cảm là điều rất tự nhiên, tự phát, là những phản ứng trước vẻ đẹp cơ thể do Đức Chúa Trời tạo ra, trong khi đó sự tham dục là một hành động có chủ tâm của ý chí. Tham dục là một lựa chọn trong tâm trí liên quan đến điều bạn muốn làm với thân thể của mình. Bạn có thể bị thu hút hay thậm chí gợi cảm mà không phạm tội ham muốn. Nhiều người, đặc biệt là những người đàn ông Cơ-đốc, thấy mặc cảm tội lỗi khi những hormone sinh dục, mà Đức Chúa Trời tạo dựng, của họ hoạt động. Khi họ tự động chú ý đến một người phụ nữ thu hút, họ cho rằng đó là sự tham dục và cảm thấy xấu hổ đồng thời tự kết tội mình. Nhưng sự thu hút không phải là ham muốn miễn là bạn đừng quá chăm chú vào nó.
Thật ra, bạn càng gần Đức Chúa Trời bao nhiêu, Sa-tan càng cố gắng cám dỗ bạn bấy nhiêu. Giây phút bạn trở thành con của Đức Chúa Trời, Sa-tan, giống như một kẻ cướp đánh người, lập ra một "cam kết" về bạn. Bạn trở thành kẻ thù của hắn, và hắn lên kế hoạch để đánh đổ bạn.
Thỉnh thoảng, trong lúc cầu nguyện, Sa-tan sẽ gieo vào lòng bạn một suy nghĩ kỳ dị hoặc xấu xa chỉ để khiến bạn phân tâm và làm bạn xấu hổ. Đừng sợ hãi hay xấu hổ vì điều này, nhưng hãy ý thức rằng Sa-tan run sợ khi bạn cầu nguyện và hắn sẽ cố làm mọi chuyện để ngăn trở. Thay vì tự kết tội mình rằng, "Sao tôi lại có một ý nghĩ như thế chứ?" hãy xem nó như là tác động gây nhiễu của Sa-tan và lập tức tập trung trở lại Đức Chúa Trời.
Tìm hiểu về cách bạn hay bị cám dỗ nhất và chuẩn bị sẵn sàng. Có một số tình huống khiến bạn dễ sa vào cám dỗ hơn là các tình huống khác. Có một số hoàn cảnh sẽ khiến bạn gần như vấp chân ngay lập tức, trong khi những hoàn cảnh khác thường không khiến bạn bận tâm lắm. Các hoàn cảnh này đặc biệt phù hợp với những yếu đuối của bạn, và bạn cần phải xác định được chúng vì Sa-tan chắc chắn biết rõ! Hắn biết chính xác điều gì dễ khiến bạn vấp ngã nhất, và hắn liên tục tìm cách đưa bạn vào các hoàn cảnh này. Phi-e-rơ cảnh báo, "Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỷ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được" (IPhi 5:8).
Hãy tự hỏi bạn, "Tôi bị cám dỗ nhiều nhất khi nào? Ngày nào trong tuần? Giờ nào trong ngày?" Hãy hỏi, "Tôi bị cám dỗ nhiều nhất ở đâu? Lúc làm việc? Khi ở nhà? Lúc ở nhà người hàng xóm? Trong sân thể thao? Ngoài phi trường hay trong khách sạn?
Hãy hỏi, "Ai ở với tôi khi tôi bị cám dỗ nhiều nhất? Những người bạn? Các đồng nghiệp? Một đám đông những người lạ? Khi ở một mình?" Cũng hãy hỏi, "Tôi thường cảm thấy như thế nào khi mình bị cám dỗ nhiều nhất?" Đó có thể là lúc bạn mệt mỏi, cô đơn, chán nản, thất vọng hay bị căng thẳng. Đó có thể là lúc bạn gặp đau đớn, nóng giận, lo lắng, sau khi được thành công lớn hoặc một trải nghiệm thuộc linh.
Bạn cần phải xác định cách bạn thường gặp cám dỗ nhất và rồi chuẩn bị để tránh những tình huống đó càng nhiều càng tốt. Kinh Thánh nói rằng chúng ta phải chuẩn bị và đối đầu với cám dỗ. Phao-lô nói, "Đừng cho ma quỷ nhân dịp" (Eph 4:27). Kế hoạch khôn ngoan làm giảm cám dỗ. Hãy làm theo lời khuyên trong Châm Ngôn: "Hãy cẩn thận lên kế hoạch điều con làm... Hãy tránh điều ác và bước thẳng tới. Đừng rời khỏi con đường chánh trực" (Ch 4:26-27 bản TEV-ND). "Đạo của người ngay thẳng, ấy là lìa bỏ sự ác; ai canh giữ tánh nết mình giữ lấy linh hồn mình" (16:17).
Cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ. Thiên đàng là đường dây nóng 24/24. Đức Chúa Trời muốn bạn cầu xin Ngài giúp đỡ bạn thắng hơn cám dỗ. Ngài phán, "Trong ngày gian truân hãy kêu cầu cùng ta: Ta sẽ giải cứu ngươi, và ngươi sẽ ngợi khen ta" (Thi 50:15).
Tôi gọi đây là lời cầu nguyện "sóng ngắn" vì nó nhanh và đến đúng chỗ: Cứu với! SOS! Cấp cứu! Khi cám dỗ tấn công, bạn không có thời gian để nói chuyện dài dòng với Đức Chúa Trời; bạn chỉ kịp kêu lên mà thôi. Đa-vít, Đa-ni-ên, Phi-e-rơ, Phao-lô và hàng triệu người khác đã cầu nguyện như thế trong lúc gặp rắc rối.
Kinh Thánh bảo đảm rằng mỗi khi bạn kêu cầu giúp đỡ thì sẽ được nhậm vì Đức Chúa Giê-su đồng cảm với sự tranh chiến của chúng ta. Ngài cũng đã đối diện với những cám dỗ mà chúng ta đối diện. Ngài "cảm thông mọi yếu đuối của chúng ta, vì Ngài cũng đã gặp phải những thử thách mà chúng ta gặp, song Ngài chẳng hề phạm tội" (He 4:15).
Nếu Đức Chúa Trời đang chờ đợi để giúp chúng ta đánh bại sự cám dỗ, tại sao chúng ta không chạy đến với Ngài thường xuyên hơn? Chân thành mà nói, nhiều khi chúng ta không muốn được giúp đỡ! Chúng ta muốn chìu theo sự cám dỗ dù biết rằng nó sai. Ngay lúc đó chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết điều gì là tốt nhất cho mình, nhiều hơn cả điều Chúa biết. Vào những lúc khác, chúng ta ngại cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ vì chúng ta cứ chìu theo sự cám dỗ đó hết lần này đến lần khác. Nhưng Đức Chúa Trời chẳng bao giờ bực bội, chán nản, hay thiếu kiên nhẫn khi chúng ta cứ chạy trở lại với Ngài. Ngài chép, "Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng" (He 4:16).
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời là đời đời, và sự nhẫn nhục của Ngài là mãi mãi. Nếu bạn có kêu cầu Đức Chúa Trời giúp đỡ đến hai trăm lần một ngày để chiến thắng một cám dỗ nào đó, Ngài sẽ vẫn nóng lòng thương xót mà ban ơn, cho nên hãy can đảm chạy đến với Ngài. Hãy xin Ngài ban cho bạn năng lực để làm điều đúng và rồi mong đợi Ngài sẽ ban cho.
Những cám dỗ khiến chúng ta lệ thuộc vào Đức Chúa Trời. Cũng giống như bộ rễ đâm sâu hơn vào đất khi gió thổi mạnh vào cây, mỗi khi bạn đứng lên chống lại một cám dỗ, bạn sẽ trở nên giống Đức Chúa Giê-su Christ hơn. Khi bạn vấp ngã (là điều mà chắc chắn bạn sẽ bị), thì không có nghĩa là mọi sự đã chấm dứt. Thay vì chìu theo hay đầu hàng cám dỗ, hãy nhìn lên Đức Chúa Trời, trông đợi Ngài giúp bạn và hãy nhớ rằng phần thưởng đang chờ đợi bạn: "Phước cho người bị cám dỗ; vì lúc đã chịu nổi sự thử thách rồi, thì sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài" (Gia 1:12).